Báo Đồng Nai điện tử
En

Thực hiện thành công ca can thiệp cầu nối tĩnh mạch đầu tiên

05:05, 12/05/2017

(ĐN) – Bệnh viện đa khoa Thống Nhất vừa thực hiện thành công ca can thiệp cầu nối tĩnh mạch chủ vành đầu tiên cho bệnh nhân Trần Văn Tuyến, 67 tuổi, ngụ tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất. Sau 4 ngày được điều trị, đến ngày 12-5, ông Tuyến đã hồi phục sức khỏe, không còn tức ngực, khó thở như trước đây.

(ĐN) – Bệnh viện đa khoa Thống Nhất vừa thực hiện thành công ca can thiệp cầu nối tĩnh mạch chủ vành đầu tiên cho bệnh nhân Trần Văn Tuyến, 67 tuổi, ngụ tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất. Sau 4 ngày được điều trị, đến ngày 12-5, ông Tuyến đã hồi phục sức khỏe, không còn tức ngực, khó thở như trước đây.

Bác sĩ Trần Minh Thành, Phó Khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, người được đào tạo can thiệp cầu nối tĩnh mạch ở Thái Lan, tái khám cho bệnh nhân Tuyến.
Bác sĩ Trần Minh Thành, Phó khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, người được đào tạo can thiệp cầu nối tĩnh mạch ở Thái Lan tái khám cho bệnh nhân

Ông Tuyến bị bệnh mạch vành rất nặng, tổn thương nhiều chỗ, đặc biệt là ở thân trung động mạch vành trái, nhánh chính đưa máu lên nuôi tim. Do vị trí tổn thương nặng, ở vị trí nguy hiểm, nên cách đây 14 năm, các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) đã phải phẫu thuật để tạo một cầu nối tĩnh mạch từ động mạch chủ đến chỗ tắc để khơi thông dòng máu lên nuôi tim.

Đến nay, cầu nối tĩnh mạch của bệnh nhân bị hẹp, khiến bệnh nhân thường xuyên tức ngực, khó thở. Để tránh cho bệnh nhân phải phẫu thuật làm một cầu nối khác, các bác sĩ Khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã thực hiện kỹ thuật can thiệp cầu nối tĩnh mạch chủ vành bằng cách đưa dụng cụ từ động mạch đùi, nong và đặt stent ở chỗ hẹp của cầu nối giúp máu lưu thông lên tim bình thường.

Trưởng Khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Phạm Quang Huy cho biết, đây là một kỹ thuật can thiệp tim mạch chuyên sâu, rất ít bệnh viện tuyến tỉnh đã làm được. Cái khó của kỹ thuật này là khi đưa dụng cụ lên miệng của cầu nối rất vất vả, vì cầu nối được đặt ở vị trí lệch so với tự nhiên, đòi hỏi kỹ thuật viên phải được đào tạo chuyên sâu về can thiệp cầu nối tĩnh mạch mới có thể làm được.

Đặng Ngọc

Tin xem nhiều