Báo Đồng Nai điện tử
En

Khoan dung

10:03, 16/03/2018

Chú Tám xe ôm xúc động nói:<br>

- Tỉnh Quảng Ngãi mới tổ chức tưởng niệm 504 thường dân vô tội bị lính Mỹ thảm sát ở làng Sơn Mỹ. Có các nhân chứng còn sống sót trong vụ thảm sát lẫn các cựu binh Mỹ, đặc biệt là có ông nhà báo Mỹ chụp ảnh vụ thảm sát hồi đó tham dự. 50 năm trôi qua rồi, mà giờ nghe lại tao vẫn còn thấy đau xót quá.

Chú Tám xe ôm xúc động nói:

- Tỉnh Quảng Ngãi mới tổ chức tưởng niệm 504 thường dân vô tội bị lính Mỹ thảm sát ở làng Sơn Mỹ. Có các nhân chứng còn sống sót trong vụ thảm sát lẫn các cựu binh Mỹ, đặc biệt là có ông nhà báo Mỹ chụp ảnh vụ thảm sát hồi đó tham dự. 50 năm trôi qua rồi, mà giờ nghe lại tao vẫn còn thấy đau xót quá.

Anh Tư Bốn đồng tình:

- Dân mình gọi nhau 2 tiếng “đồng bào”, ý là mọi người dân Việt đều là máu mủ ruột thịt, đồng bào lâm cảnh tai ương, ai mà không đau. Có điều, cái mà con cảm thấy xúc động nhất là tinh thần khoan dung, bỏ qua hận thù để hướng tới hòa bình của người dân Sơn Mỹ nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

Chú Tám gật đầu:

- Đúng đó. Khép lại quá khứ, bỏ qua hận thù, tha thứ cho kẻ thù… những điều này nói thì nghe nhẹ tênh chớ thực hiện thì không dễ đâu nha.

Anh Tư Bốn ngẫm nghĩ:

- Người dân Sơn Mỹ làm được điều đó bởi truyền thống khoan dung của dân tộc đã thấm sâu, trở thành nét văn hóa của dân tộc. Lịch sử từng ghi chép sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi đồng ý cho tướng giặc Vương Thông được cầu hòa, còn cấp thuyền, ngựa, lương thực cho 10 vạn tàn binh về nước. Hành động này không chỉ thể hiện sự khoan dung, còn nhằm mục đích dập tắt nguy cơ chiến tranh, giữ hòa bình giữa 2 nước.

Chú Tám tán đồng:

- Dân tộc mình khoan dung, nhân ái, ưa chuộng hòa bình nhưng hổng có nghĩa là “sợ” đâu à nha. Bao nhiêu giặc ngoại xâm đã cuốn gói, tiêu tan tham vọng. Kẻ có dã tâm đừng có tưởng bở.   

Ong mật

Tin xem nhiều