Báo Đồng Nai điện tử
En

Nét xưa Biên Hòa

12:02, 16/02/2015

Xin giới thiệu các bạn đọc bộ ảnh xưa về Biên Hòa, trích từ sách "Địa chí tỉnh Biên Hòa" của M. Robert do nhóm tác giả Lê Tùng Hiếu và Nguyễn Văn Phúc biên dịch, nhà xuất bản Đồng Nai 2015.

 

Xin giới thiệu các bạn đọc bộ ảnh xưa về Biên Hòa, trích từ sách "Địa chí tỉnh Biên Hòa" của M. Robert do nhóm tác giả Lê Tùng Hiếu và Nguyễn Văn Phúc biên dịch, nhà xuất bản Đồng Nai 2015.

1. Trường dạy nghề khai giảng lần đầu tiên vào ngày 15/03/1903 trong khuôn viên Tòa Bố (dinh Tham Biện); địa điểm hiện nay là UBND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Ki-ốt trường Bá Nghệ Biên Hòa.
1. Trường dạy nghề khai giảng lần đầu tiên vào ngày 15/03/1903 trong khuôn viên Tòa Bố (dinh Tham Biện); địa điểm hiện nay là UBND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Ki-ốt trường Bá Nghệ Biên Hòa.
2. Thủy phi cơ ở Bình Thành trên sông Đồng Nai: Phía trên chợ Biên Hòa là doanh trại của thủy phi cơ với những nhà kho, công xưởng đồn lính và những tòa nhà đẹp dành cho sĩ quan, hạ sĩ quan của phi đội.
2. Thủy phi cơ ở Bình Thành trên sông Đồng Nai: Phía trên chợ Biên Hòa là doanh trại của thủy phi cơ với những nhà kho, công xưởng đồn lính và những tòa nhà đẹp dành cho sĩ quan, hạ sĩ quan của phi đội.
3. Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa. (địa điểm hiện nay là Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương II)
3. Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa. (địa điểm hiện nay là Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương II)
4. Dinh Tham Biện được xây từ năm 1902, hồi thời chánh Tham Biện A.G. Sartor; địa điểm hiện nay là UBND tỉnh Đồng Nai.
4. Dinh Tham Biện được xây từ năm 1902, hồi thời chánh Tham Biện A.G. Sartor; địa điểm hiện nay là UBND tỉnh Đồng Nai.
5. Thác Trị An
5. Thác Trị An
6. Đua thuyền trên sông Đồng Nai
6. Đua thuyền trên sông Đồng Nai
7. Cây điệp toà. Cây cổ thụ lớn nhất (đường kính 5m) ở Biên Hòa, đối diện với cửa chánh Tòa Sơ Thẩm (Tòa án nhân tỉnh hiện nay), bị Sở Công Chánh đốn hạ vào ngày 17-03-1960, sau khi bị phát cháy từ trong ruột cây do bị sét đánh, được trồng cùng lúc với vườn điệp trước thành Kèn do binh sĩ Pháp trồng khi mới đến chiếm đóng thành Biên Hòa vào năm 1862.
7. Cây điệp toà. Cây cổ thụ lớn nhất (đường kính 5m) ở Biên Hòa, đối diện với cửa chánh Tòa Sơ Thẩm (Tòa án nhân tỉnh hiện nay), bị Sở Công Chánh đốn hạ vào ngày 17-03-1960, sau khi bị phát cháy từ trong ruột cây do bị sét đánh, được trồng cùng lúc với vườn điệp trước thành Kèn do binh sĩ Pháp trồng khi mới đến chiếm đóng thành Biên Hòa vào năm 1862.
8. Chợ Biên Hòa ngày xưa từ thôn Phước Lư dời về làm chợ Dinh, cũng gọi là chợ Bàn Lân hay chợ Lộc Giả. Nó được cất lại bằng cây lợp ngói vào năm 1889. Về sau vào năm 1896 mới cho lấp bãi dưới bờ sông rồi cẩn đá ong, để xây cất lại vào vị trí hiện nay.
8. Chợ Biên Hòa ngày xưa từ thôn Phước Lư dời về làm chợ Dinh, cũng gọi là chợ Bàn Lân hay chợ Lộc Giả. Nó được cất lại bằng cây lợp ngói vào năm 1889. Về sau vào năm 1896 mới cho lấp bãi dưới bờ sông rồi cẩn đá ong, để xây cất lại vào vị trí hiện nay.
9. Cầu Gành
9. Cầu Gành
10. Cầu Mát trước Dinh Tham Biện xưa gọi là cầu Quan
10. Cầu Mát trước Dinh Tham Biện xưa gọi là cầu Quan. Cây cầu này chỉ dành riêng cho các quan lớn ngày lễ ra xem các cuộc vui tổ chức trên sông: thuyền hoa đăng, bơi lội đua, thả vịt...; địa điểm hiện nay là Nhà thiếu nhi tỉnh Đồng Nai.
11. Thành kèn Biên Hòa. Tháng 12-1861, cổ thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp, quân đội Pháp xây dựng lại thành, thu gọn lại còn 1/8 so với trước và gọi là thành
11. Thành kèn Biên Hòa. Tháng 12-1861, cổ thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp, quân đội Pháp xây dựng lại thành, thu gọn lại còn 1/8 so với trước và gọi là thành "Xăng đá" (Soldat), nghĩa là thành lính. Buổi sáng lính thường sử dụng kèn báo thức, âm thanh vang cả một vùng, nên dân địa phương gọi là "Thành Kèn"... (phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa).

 

Tin xem nhiều