Báo Đồng Nai điện tử
En

Trắng tay vì đầu tư chợ

09:11, 17/11/2013

Toàn tỉnh hiện có 56 chợ tự phát hoạt động tấp nập, gây mất trật tự, an toàn giao thông, mất an toàn vệ sinh thực phẩm… Trong khi đó, các ngôi chợ đầu tư mới nhiều năm nay vẫn "trùm mền" gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng.

Toàn tỉnh hiện có 56 chợ tự phát hoạt động tấp nập, gây mất trật tự, an toàn giao thông, mất an toàn vệ sinh thực phẩm… Trong khi đó, các ngôi chợ đầu tư mới nhiều năm nay vẫn “trùm mền” gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng.

Từ ki-ốt đến nhà phố chợ tại dự án chợ - trung tâm thương mại Thạnh Phú đều đang đóng cửa.
Từ ki-ốt đến nhà phố chợ tại dự án chợ - trung tâm thương mại Thạnh Phú đều đang đóng cửa.

Danh sách các khu chợ đầu tư mới bị bỏ trống đang ngày một dài ra; không ít chợ bị bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp gây lãng phí…

* Chợ tiền tỷ bỏ hoang

Chợ Sông Trầu (huyện Trảng Bom) được xem là ngôi chợ thuộc hàng thâm niên về thời gian “trùm mền” tại Đồng Nai khi hoàn thành xây dựng từ năm 2003, cách đây đúng 10 năm. Theo quy hoạch, khu vực này là trung tâm xã Sông Trầu và sẽ phát triển thành thị trấn sầm uất. Tuy nhiên, hiện nay dân cư tại đây còn khá thưa thớt. Để giải quyết bài toán khó này, chính quyền huyện đã kêu gọi được nhà đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục rót tiền tỷ mở khu phố chợ. Đến nay, cả chợ và khu phố chợ đều bỏ trống. Một trong những khu chợ “trùm mền” có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay (khoảng 120 tỷ đồng) là chợ Tân Biên

Quách Ngọc Lan, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh, nhận xét tiến độ thực hiện quy hoạch chợ trên địa bàn tỉnh còn rất chậm. Trong khi đó, nhiều chợ xây mới lại rơi vào tình trạng bị bỏ hoang, xuống cấp gây lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư xây dựng chợ từ nguồn xã hội hóa, nhất là ở khu vực nông thôn. Ở đây, việc tạo sự đồng thuận của tiểu thương trong quy hoạch, xây dựng chợ rất quan trọng.

(TP. Biên Hòa) do Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa xây dựng với mục đích di dời chợ Sặt cũ do đã quá xuống cấp và mất an toàn. Chợ hoàn thành từ năm 2007 nhưng đến nay chỉ được sử dụng vào ban đêm (thành chợ đầu mối rau củ quả Tân Biên), còn ban ngày, các sạp hàng vẫn vắng bóng tiểu thương.

Ngoài ra, có hàng loạt chợ nông thôn do doanh nghiệp (DN) tư nhân đầu tư tiền tỷ để rồi không biết đến ngày nào mới thu hồi lại vốn, như: chợ Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) khánh thành năm 2006 với vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng; chợ và khu phố chợ Cẩm Mỹ hoàn thành vào năm 2011 với tổng vốn trên 44 tỷ đồng; chợ Xuân Định (huyện Xuân Lộc) với vốn đầu tư hơn 38 tỷ đồng; chợ Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) đầu tư hơn 10 tỷ đồng...

* Gồng mình gánh lỗ

Bà Phan Thị Hằng, chủ đầu tư dự án chợ - trung tâm thương mại Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), bức xúc: “Chính quyền địa phương đảm bảo sẽ dẹp nạn chợ tự phát nên DN mới mạnh dạn bỏ ra gần 40 tỷ đồng làm dự án. Khu chợ - trung tâm thương mại này chết vì không cạnh tranh được với chợ tạm. Khu phố chợ cũng khó bán, khó cho thuê.” Theo bà Hằng, DN đang kiệt sức vì từ năm 2009 đến nay liên tục phải bù lỗ với nhiều khoản chi, như: lãi suất ngân hàng, chi phí điện, nước, quản lý chợ… Năm 2011, DN đang chờ xin chuyển đổi công năng sử dụng. Mắc kẹt với dự án này khiến DN gặp càng nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn ngành bất động sản đang đóng băng như hiện nay.

Theo ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương, việc mời gọi các nhà đầu tư vào chợ, nhất là khu vực nông thôn, rất khó khăn vì đầu tư vào lĩnh vực này hiện không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là sự e ngại nạn bùng phát chợ tạm. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng một số chợ, doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ tập quán, nhu cầu, quy mô, vị trí, thời điểm đầu tư… nên khó thu hút tiểu thương vào chợ.

Ông Võ Văn Mẫu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nhơn Thành (huyện Nhơn Trạch), cho biết vì tin tưởng vào quy hoạch đây là dự án chợ đầu mối, chợ trung tâm của huyện và chính quyền cam kết dẹp nạn chợ tạm, chợ tự phát nên DN mới mạnh dạn đầu tư. DN đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, như: bán thử miễn phí 1 năm, giảm giá thuê, chậm thanh toán, hỗ trợ vốn vay cho các tiểu thương nhỏ lẻ, miễn tiền hoa phí… nhưng tiểu thương vẫn án binh bất động. Hiện DN đang chịu “thiệt đơn, thiệt kép” vì cả khu lồng chợ và khu phố chợ đều bỏ trống, trong khi DN phải gồng mình trả lãi ngân hàng.

Bình Nguyên

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều