Báo Đồng Nai điện tử
En

Cứu bé sơ sinh bị thủng đường tiêu hóa và dị tật tắc tá tràng

05:04, 15/04/2020

(ĐN) - Sau nửa tháng được các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu, chăm sóc tích cực, bé trai N.T.H. (ngụ P.Tam Phước, TP.Biên Hòa, sinh ngày 27-3-2020, cân nặng 2,1 kg, bị thủng đường tiêu hóa và dị tật tắc tá tràng bẩm sinh) đã bình phục.

 

(ĐN) - Sau nửa tháng được các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu, chăm sóc tích cực, bé trai N.T.H. (ngụ P.Tam Phước, TP.Biên Hòa, sinh ngày 27-3-2020, cân nặng 2,1 kg, bị thủng đường tiêu hóa và dị tật tắc tá tràng bẩm sinh) đã bình phục.

Bác sĩ Vũ Công Tầm (thứ 2 từ trái qua) thực hiện phẫu thuật cho bé H.
Bác sĩ Vũ Công Tầm (thứ 2 từ trái qua) thực hiện phẫu thuật cho bé H.

Theo đó, sau sinh 3 ngày, bé H. bú giảm và ọc sữa, được gia đình chuyển đến bệnh viện. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị thủng đường tiêu hóa và được chỉ định phẫu thuật.

Bác sĩ CKII.Vũ Công Tầm, Trưởng khoa Phẫu thuật, gây mê hồi sức Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện ổ bụng của bé có nhiều sữa mới và cũ đã vón cục, màu vàng giống phân. Kiểm tra ruột non và đại tràng, bác sĩ không phát hiện lỗ thủng nhưng ruột non viêm sưng. Kiểm tra dạ dày, bác sĩ phát hiện vết rách lớn với đường kính 4cm.

Bác sĩ đã tiến hành hút sữa, dịch viêm trong khoang bụng, rửa sạch toàn ổ bụng, cắt lọc mép rách, khâu lại vết rách. Lúc này, bác sĩ lại phát hiện bé H. có thêm dị tật tắc tá tràng bẩm sinh. Do đó, cuộc phẫu thuật thứ 2 là nối tá tràng được thực hiện. Sau 3 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp.

Sau mổ, bé được đội ngũ bác sĩ hồi sức chăm sóc rất tích cực vì bé có nhiều yếu tố tiên lượng nặng như sinh non, nhẹ cân, ổ bụng nhiễm bẩn do thức ăn và dịch tiêu hóa, nhiều miệng nối trên đường tiêu hóa dễ xì rò…

Quả nhiên, trong quá trình hồi sức, bụng bé chướng hơn và ống dẫn lưu bụng ra dịch màu xanh nhạt. Các bác sĩ cho rằng có khả năng vết khâu đã bị rỉ xò nên đã nhanh chóng hội chẩn và khẩn trương thực hiện một số biện pháp như: thay thông dạ dày kích thước lớn hơn, hút, ngắt quãng để giải áp dạ dày và tá tràng; tăng kháng sinh liều cao; cung cấp năng lượng cao, nuôi ăn toàn phần…

Đến ngày 12-4, bé H. đã bình phục ngoạn mục, bú được, tiêu hóa tốt.

Hạnh Dung

Tin xem nhiều