Báo Đồng Nai điện tử
En

Ông Táo cũng… thua!

11:02, 05/02/2013

Theo phong tục của người Việt, 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Hàng năm, cứ đến ngày này, thường có rất nhiều người đổ về các bến sông để phóng sinh những con cá chép để chúng có nhiệm vụ “chuyển phát nhanh” những lời ước nguyện tốt lành cho một năm mới.

Theo phong tục của người Việt, 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Hàng năm, cứ đến ngày này, thường có rất nhiều người đổ về các bến sông để phóng sinh những con cá chép để chúng có nhiệm vụ “chuyển phát nhanh” những lời ước nguyện tốt lành cho một năm mới.

* Người vui, cá mừng!

Sáng sớm ngày 23 tết, tại một bến sông  thuộc phường Quyết Thắng (TP.Biên Hòa) đã có hàng chục người, bằng nhiều phương tiện đổ về để phóng sinh cá chép. Tùy theo túi tiền và quan niệm, có người bưng cả thau cá chép bột đến vài trăm con; có người khiêm tốn thì xách túi ny-lông có vài ba con hơi bự bự, có kẻ bê cả xô chứa cả chục con hơi don don. Tuy kích cỡ, số lượng cá mang ra phóng sinh có khác nhau, nhưng trước khi thả cá chép về với sông nước, hầu hết các lời “khấn nguyện” của họ đều giống nhau: mong có được sức khỏe dồi dào, làm ăn thịnh vượng, gia đình hạnh phúc.

Thả cá trong ngày đưa ông Táo về trời.
Thả cá trong ngày đưa ông Táo về trời.

Đưa túi ny-lông ngang tầm mắt có chứa hai con cá chép nho nhỏ, xinh xinh đang bơi tung tăng, anh thanh niên lâm râm khấn nguyện, còn cô gái thì… bẽn lẽn đứng nhìn. Chờ cho người thanh niên này thả xong hai con cá xuống sông, chúng tôi tranh thủ hỏi chuyện, nhưng anh có vẻ ngại, chỉ trả lời bằng nụ cười mãn nguyện khi nhìn sang cô gái đang… ửng hồng đôi má. Không cần hỏi thêm, chúng tôi cũng đoán là đôi nam nữ này ví “đôi cá chép” vừa phóng sinh như là… tình yêu đôi lứa bền chặt của họ vậy!

Nghe tiếng oang oang của một chị hối thúc một thanh niên đang khệ nệ bưng một thau cá chép từ chiếc xe ba gác, chúng tôi được biết thanh niên là người bán cá chép phóng sinh, còn chị kia là người mua cá để thả. Thắp hương, khấn vái, thả xong thau cá, chị cho biết: “Tôi bán thịt heo ở chợ Biên Hòa. Ngày đưa ông Táo năm nào tôi cũng đến bến sông này phóng sanh cá để lấy phước. Ở chợ Biên Hòa có đông người thả cá ra sông quá, lại có nhiều người canh me dùng lưới, dùng chài, điện bắt cá người ta phóng sanh để bán lại nên tôi phải chuyển sang phóng sanh ở đây!”.

Chị Thúy, chủ một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thì đi xe ô tô đến một bến sông vắng ở xã Tân Hạnh (TP.Biên Hòa) để phóng sinh cá, kể: “Tôi lên Biên Hòa mua cá chép rồi đến bến sông này thả vì trong nội ô TP.Hồ Chí Minh rất khó tìm nơi sông nước để thả cá, mà nếu tìm được như… kênh Tàu Hủ, kênh Thị Nghè… thì nguồn nước cũng đều bị ô nhiễm. Còn ra sông Sài Gòn thì cá khó thoát với những người chài lưới, rà điện chuyên nghiệp chuyên đánh bắt “cá ông Táo”.

* Người mừng, cá vui và người vui, cá… chết!

Đã thành thông lệ, đến ngày đưa ông Táo, lượng cá chép tiêu thụ mạnh, chủ yếu dùng cho sinh hoạt tâm linh. Tại khu vực bán “cá ông Táo”, dọc vỉa hè ngã tư Tân Phong (TP.Biên Hòa), dù đã hơn 10 giờ nhưng vẫn còn có hàng chục người ngồi sắp hàng bày bán cá chép “ông Táo” được đựng trong các thau, xô, thùng… Dõi theo một lúc, chúng tôi vẫn thấy có đến vài chục lượt người đến chọn mua cá. Một chị bán “cá ông Táo” cho biết: “Từ sớm đến giờ tôi bán được hơn một triệu đồng tiền cá cúng ông Táo”. Qua quan sát của chúng tôi, tùy theo sức mua, giá cá chép ông Táo có thể biến động. Nếu khách là dân khá thì giá gấp đôi hay ba, khách kì kèo thì giá linh động...

Nhiều người đến thả cá trong Nhà Mát trên sông Đồng Nai.      Ảnh: VĨNH HUY
Nhiều người đến thả cá trong Nhà Mát trên sông Đồng Nai. Ảnh: VĨNH HUY

 Theo tính toán của nhiều người phóng sinh cá thì cũng số tiền như thế, nếu mua cá con, cá bột thì sẽ được nhiều “đầu cá” hơn là mua cá to! Và, theo suy nghĩ của họ, phóng sinh càng nhiều “đầu cá” thì càng hưởng được nhiều phước. Hơn nữa, thả cá nhỏ nếu dân chài lưới hay rà điện có… phát hiện thì họ cũng đành… tha chúng, do ăn chẳng ngon mà bán cũng chẳng được! Do vậy, có không ít người mới vào nghề buôn “cá ông Táo”, chưa nắm được yếu tố này, mua toàn cá chép bự, bán rất chậm.

Rời khu bán “cá chép ông Táo”, đầu giờ chiều, chúng tôi đến bến sông gần đình Tân Lân. Lúc này vẫn còn vài người mang cá đến để phóng sinh. Một anh dân chài bê một thau cá chép khá lớn từ dưới chiếc ghe chài lên, rồi bày cá ra bán. Đây là số “cá chép ông Táo” mà anh vừa đánh bắt được! Một phụ nữ đứng tuổi vừa phóng sinh mấy con cá chép khá to, tỏ ra ngao ngán: “Mình có trách họ cũng làm thế! Tôi chỉ mong cho mấy con cá chép tôi vừa thả kịp thoát khỏi những mẻ chài, tay lưới, vợt điện của mấy ông này!...”.

Lê Hoàng

 

 

       

 

 

 

 

Tin xem nhiều