Báo Đồng Nai điện tử
En

Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ

10:01, 15/01/2017

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB), ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển, do đó khai thác nguồn lực kinh tế từ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ kém hiệu quả.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB), ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển, do đó khai thác nguồn lực kinh tế từ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ kém hiệu quả. Không chỉ vậy, đó còn là rào cản về phát triển các ngành công nghiệp khác.

Công nhân sản xuất đế của van khóa dầu tại Công ty Kaneco, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch).
Công nhân sản xuất đế của van khóa dầu tại Công ty Kaneco, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch).

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2017 khi nhiều ngành sản xuất xuất khẩu tăng trưởng khó, sẽ rất cần đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển để giúp giảm chi phí. Cụ thể, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều cơ hội tham gia.

Tiềm năng còn lớn

Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Toàn Phát (phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa), chuyên sản xuất phôi thép cho các doanh nghiệp trong ngành chế tạo khuôn mẫu, cho biết nhu cầu sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác là rất lớn. Đơn cử, lĩnh vực sản xuất giày dép, đồ nhựa cần rất nhiều đến các khuôn bằng thép để sản xuất. Vì vậy, ngành cơ khí chính xác tạo ra khuôn là rất cần thiết. “Rất nhiều vật dụng dùng thường ngày hiện nay của mỗi gia đình đều liên quan đến khuôn. Vì vậy, ngành sản xuất khuôn nếu không đáp ứng được sẽ rất khó cho các ngành công nghiệp khác hoạt động” - ông Thắng chia sẻ. Hiện tại, doanh nghiệp ông mới chỉ ở khâu sản xuất ra phôi thép để làm khuôn, dự kiến thời gian tới ông sẽ tiếp tục đầu tư máy để sản xuất ra khuôn cung cấp trực tiếp cho các khách hàng sản xuất hàng hóa.

 Cũng chia sẻ về nhu cầu của ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay, Chi hội trưởng Chi hội Ngành công nghiệp hỗ trợ Đồng Nai (thuộc Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai) Lê Trí Minh cho rằng xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài muốn sử dụng sản phẩm hỗ trợ trong nước để giảm giá thành sản phẩm. Theo ông Minh, điều quan trọng để “chen chân” vào được lĩnh vực này là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn, Công ty TNHH một thành viên Đại Á Thành (phường Long Bình, TP.Biên Hòa) của ông hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử, chuyên cung cấp sản phẩm dây điện, bo mạch cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chịu áp lực rất lớn về chất lượng sản phẩm.

Cái khó bó cái khôn

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), nguyên nhân khiến ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển được như mong muồn do năng lực của các doanh nghiệp còn yếu. Mặt khác, môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động chưa tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng phát triển. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân như các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ bất cập; nguồn lực đầu tư của Nhà nước rất hạn chế...

Ông Phạm Thế Linh, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai, phân tích hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, vốn của các doanh nghiệp này rất ít nên việc đầu tư rất khó khăn. Trong khi đó, máy móc để đáp ứng sản phẩm đạt chất lượng cao cho các doanh nghiệp sản xuất FDI rất đắt. Cụ thể, công ty của ông chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành dệt may là dệt nhãn mác cũng đang phải cân nhắc trong việc mua sắm máy móc. “Tôi mới tham khảo một chiếc máy dệt nhãn mác nhập khẩu của Đức tới 3 tỷ đồng, thêm phần mềm để hoạt động gần 1 tỷ nữa. Nếu chỉ mua một chiếc thì không đủ đáp ứng sản lượng, mua vài chiếc thì doanh nghiệp không đủ vốn. Vay vốn từ ngân hàng không thế chấp được bằng máy nên rất khó cho doanh nghiệp xoay trở” - ông Linh nói.

Vân Nam

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích