Báo Đồng Nai điện tử
En

Hậu khai thác khoáng sản

10:09, 04/09/2013

Theo Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT), Đồng Nai hiện có 41 mỏ khoáng sản đã khai thác xong, trong giai đoạn hoàn nguyên (phục hồi môi trường) và tiến hành đóng cửa. Tuy vậy, quá trình này kéo dài, trong khi hoạt động khai thác để lại những hố sâu thăm thẳm, vách dựng đứng rất nguy hiểm.

Theo Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT), Đồng Nai hiện có 41 mỏ khoáng sản đã khai thác xong, trong giai đoạn hoàn nguyên (phục hồi môi trường) và tiến hành đóng cửa. Tuy vậy, quá trình này kéo dài, trong khi hoạt động khai thác để lại những hố sâu thăm thẳm, vách dựng đứng rất nguy hiểm.

Mỏ Hóa An ở xã Hóa An (TP. Biên Hòa) khai thác thẳng đứng tạo thành hố sâu rất nguy hiểm.
Mỏ Hóa An ở xã Hóa An (TP. Biên Hòa) khai thác thẳng đứng tạo thành hố sâu rất nguy hiểm.

Đa số các mỏ khoáng sản ở Đồng Nai là mỏ chìm nên sau khi khai thác, nơi đó trở thành các hố sâu từ vài chục đến cả trăm mét. Nói là phục hồi môi trường, song khảo sát thực tế cho thấy, đa số các công ty sau khi khai thác xong chỉ rào qua loa bằng dây thép, hoặc lưới thép phần trên miệng hố.

* Khai thác xong, bỏ lại vực sâu

Theo quy định của Bộ TN-MT, các mỏ khai thác khi tận thu khoáng sản xong, vách phải có độ nghiêng ít nhất là 450, xoải dần từ trên xuống để đảm bảo an toàn. Nhưng trong thực tế, rất ít doanh nghiệp thực hiện đúng. Khảo sát một số khu vực mỏ đã và đang khai thác tại xã Hóa An, phường Bửu Hòa (TP.Biên Hòa), xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu)... cho thấy hầu hết đều khai thác theo kiểu thẳng đứng từ trên xuống. Tại các khu vực khai thác xong nơi thì có rào, nơi thì không.

Chị Nguyễn Thị Huyền ở ấp Cầu Hang, xã Hóa An nói: “Tôi làm công nhân ở nhà máy tại ấp Bình Hóa nên thường xuyên phải đi ngang qua khu vực mỏ. Khu vực khai thác nằm sát đường, mỗi lần trời mưa là thấy ớn lạnh, chỉ sợ đường bị sạt xuống. Có lần tôi đã chứng kiến cả mảng đất lớn bị sạt xuống mỏ”. Chị Lê Thị Xuân Thảo, ấp Bình Hóa, xã Hóa An than: “Nhà tôi gần khu vực mỏ nên lúc nào cũng nơm nớp lo mấy đứa con nhỏ nghịch ngợm rủ nhau ra khu vực mỏ đã khai thác xong thì rất nguy hiểm. Vì có những nơi khai thác xong cả 2-3 năm nay mà không rào chắn”.

Thực tế, nhiều khu vực mỏ của Công ty TNHH Đức Phát, Công ty BBCC, Công ty cổ phần Hóa An, Công ty TNHH Hiệp Phong ở xã Hóa An, Tân Hạnh, phường Bửu Hòa... sau khi khai thác xong có rào lại, song không quản lý chặt nên nhiều người đổ rác lậu đã cắt hàng rào thép để tiện cho việc đổ trộm rác. Không ít khu vực mỏ sau khai thác trở thành nơi đổ rác công nghiệp nguy hại lẫn rác thông thường.

* Sẽ siết chặt hơn

Trong số 41 mỏ khai thác xong, có 14 mỏ được cấp phép khai thác theo quy mô công nghiệp và 27 mỏ được cấp phép khai thác tận thu. Các mỏ khai thác công nghiệp mới có 3 mỏ đã phục hồi môi trường, được UBND tỉnh phê duyệt, cho phép đóng cửa. Các mỏ tận thu đều được tỉnh chấp thuận cho phép đóng cửa. Thế nhưng, tại những nơi đã ngưng khai thác chờ làm thủ tục đóng cửa mỏ, môi trường chỉ được phục hồi qua loa và chưa được rào chắn và quản lý chặt để đảm bảo an toàn. Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó giám đốc Sở TN-MT, cho rằng: “Một số doanh nghiệp chưa làm tốt khâu khắc phục môi trường và rào chắn tại các nơi khai thác khoáng sản xong. Hiện sở đang cho rà soát lại, nếu doanh nghiệp nào thực hiện chưa đúng sẽ buộc phải làm lại”. Ông Thường cũng cho biết thêm, tới đây các mỏ khi khai thác xong sẽ giao về cho Trung tâm phát triển quỹ đất và các địa phương quản lý. 

Theo Sở TN-MT, hiện nay Luật Khoáng sản mới đã có hiệu lực, với các vùng khai thác khoáng sản gây hư hỏng đường, ô nhiễm môi trường do bụi, các công ty khai thác buộc phải sửa chữa và khắc phục. Bên cạnh đó, tại các vùng bị ô nhiễm, địa phương có thể làm các dự án cải tạo môi trường để được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn phí bảo vệ môi trường.

Hương Giang

 

 

 

Tin xem nhiều