Báo Đồng Nai điện tử
En

Người Xô Viết đã chiến đấu vì điều gì

08:05, 08/05/2021

Tác phẩm Người Xô Viết đã chiến đấu vì điều gì của tác giả Alexander Dyukov được xuất bản Việt ngữ đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và 76 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của quân và dân Liên Xô (trước đây) (9-5-1945 - 9-5-2021).

Tác phẩm Người Xô Viết đã chiến đấu vì điều gì của tác giả Alexander Dyukov được xuất bản Việt ngữ đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và 76 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của quân và dân Liên Xô (trước đây) (9-5-1945 - 9-5-2021).

Sinh năm 1978 tại Moscow, nhà sử học, nhà chính luận và nhà nghiên cứu tại Viện Lịch sử thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga Alexander Dyukov dày công nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tra dữ liệu lịch sử để viết tác phẩm Người Xô Viết đã chiến đấu vì điều gì (công bố ra mắt lần đầu năm 2007 và tái bản nhiều lần tại Nga). Bản Việt ngữ do hai dịch giả Phan Xuân Loan và Phạm Ngọc Thạch chuyển  ngữ.

Theo dịch giả, cuốn sách được viết dựa trên các tư liệu chưa được công bố lẫn các tư liệu đã công bố; từ tư liệu chính thống của tòa Nurnberg đến các hồi ký do chính các chính khách và sĩ quan Đức. Từ các nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Đệ tam Đế chế của các nhà nghiên cứu Đức, Israel đến ghi chép của các nhà văn, nhà báo Nga… Gần 200 trang cho tất cả những danh mục tư liệu này. Chúng không chỉ được liệt kê, mà còn được đối chiếu, so sánh để bảo đảm sự chính xác và chân thực của lịch sử. Nhờ đó, “độc giả sẽ hiểu rõ hơn vì sao người Xô Viết gọi thành tên “cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” năm xưa” - dịch giả Phạm Ngọc Thạch nói.

Alexander Dyukov
Alexander Dyukov

Trong thư gửi bạn đọc Việt Nam của tác giả Alexander Dyukov, ông chia sẻ: “Cũng như trong lịch sử nước Nga, lịch sử Việt Nam có nhiều trang anh hùng chống lại quân xâm lược có lực lượng vượt trội… Trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc chiếm một vị trí hết sức đặc biệt, khi nhân dân Việt Nam chống thực dân xâm lược từ giữa thế kỷ 19. Và nếu như với toàn thế giới, Thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945, thì đối với Việt Nam, nó chỉ là khởi đầu cuộc trường kỳ kháng chiến, kéo dài suốt 30 năm.

Trong cuộc đấu tranh này, Việt Nam đã bị mất mát nhiều về nhân mạng, lãnh thổ Việt Nam bị bom đạn và vũ khí hóa học tàn phá, mà hậu quả của chúng vẫn còn tiếp tục đến tận ngày nay. Đó là lý do vì sao tôi hy vọng rằng cuốn sách của mình ít nhiều sẽ thú vị với bạn đọc Việt Nam; là người từng trải qua bi kịch, các bạn sẽ hiểu rõ và đồng cảm hơn với nỗi đau của người khác”.

C. T

Tin xem nhiều