Báo Đồng Nai điện tử
En

Băng biển ở Bắc cực có thể biến mất vào năm 2O35

03:08, 14/08/2020

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí khoa học Nature Climate Change cho thấy, khi so sánh điều kiện khí hậu hiện tại với thời điểm cách đây 127 ngàn năm, các nhà nghiên cứu đã kết luận: Băng biển ở Bắc cực có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2035 và mô hình khí hậu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán sự biến đổi khí hậu trong tương lai.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí khoa học Nature Climate Change cho thấy, khi so sánh điều kiện khí hậu hiện tại với thời điểm cách đây 127 ngàn năm, các nhà nghiên cứu đã kết luận: Băng biển ở Bắc cực có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2035 và mô hình khí hậu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán sự biến đổi khí hậu trong tương lai.

Băng biển tan chảy do sự biến đổi khí hậu
Băng biển tan chảy do sự biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học đang cố gắng giải đáp sự bí ẩn về nhiệt độ ngày càng tăng khiến băng biển tan ở Bắc cực trong nhiều thập kỷ qua. Với mô hình khí hậu của Cơ quan Khí tượng (Vương quốc Anh), các nhà nghiên cứu có thể biết được nguyên nhân khiến băng biển ở Bắc cực tan chảy nhanh chóng trong thời gian gần đây. “Những tiến bộ trong mô hình khí hậu cho phép chúng tôi mô phỏng chính xác hơn khí hậu của trái đất trong quá khứ” - bà Maria Vittoria Guarino (Cơ quan Khảo sát Nam cực - BAS, Vương quốc Anh) cho biết.

 Theo Cục Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA, Mỹ), gian băng là thời kỳ địa chất diễn ra giữa một kỷ băng hà khi các chỏm băng lục địa lớn ở Bắc bán cầu tan chảy. Trái đất hiện nay đang trong gian băng gọi là Holocene. Bà Louise Sime - đồng nghiệp của bà Maria cho biết: “Chúng ta đều biết Bắc cực đang trải qua những thay đổi rõ rệt khi hành tinh này đang dần nóng lên. Hiểu rõ tại sao nhiệt độ ngày càng tăng, chúng tôi có thể tiên đoán được sự biến đổi khí hậu trong tương lai. Viễn cảnh về sự biến mất hoàn toàn của băng biển ở Bắc cực vào năm 2035 khiến chúng tôi tập trung toàn lực tìm giải pháp cho một thế giới có lượng carbon thấp càng sớm càng tốt”.

Theo Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC, Mỹ), khác với tảng băng trôi, sông băng và thềm băng, băng biển hiện diện trên cả đất liền lẫn mặt biển và có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí hậu toàn cầu. Khi chiếu vào băng biển, 80% ánh nắng sẽ phản xạ vào không gian. Băng biển tan vào mùa hè tạo ra những vũng nước hay những “ao băng tan”. Việc này tác động đến lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ. Khi ánh sáng mặt trời được hấp thụ nhiều hơn, đại dương nóng lên và khiến nhiệt độ ở Bắc cực tăng cao hơn.

 Mô hình khí hậu ưu việt dựa trên các định luật vật lý của Cơ quan Khí tượng đã giúp các nhà nghiên có thêm kết luận: Trong suốt thời kỳ băng tan gần đây, ánh nắng gay gắt vào mùa xuân cũng tạo nên nhiều “ao băng tan”, góp phần quan trọng vào việc băng biển tan chảy. Mô hình này hỗ trợ tích cực trong việc dự đoán sự “rút lui” nhanh chóng của băng biển vào mùa hè ở Bắc cực trong tương lai.

Minh Huyền (biên dịch theo fr24news.com)

 

Tin xem nhiều