Báo Đồng Nai điện tử
En

"Kiếp... gia công"

11:08, 05/08/2018

Chú Tám xe ôm tỏ ra ngạc nhiên:<br>

- Báo nói, thương lái Trung Quốc đang có một cách làm ăn mới là mang vải, phụ liệu từ bên đó sang Việt Nam đặt may gia công, sản phẩm gắn nhãn mác Trung Quốc.

Chú Tám xe ôm tỏ ra ngạc nhiên:

- Báo nói, thương lái Trung Quốc đang có một cách làm ăn mới là mang vải, phụ liệu từ bên đó sang Việt Nam đặt may gia công, sản phẩm gắn nhãn mác Trung Quốc. Hàng gia công này sau đó đưa trở lại Trung Quốc phân loại: hàng đẹp, may kỹ càng được bán tại thị trường nội địa Trung Quốc với giá cao hơn ít nhất 3 lần so với giá nhập từ Việt Nam; loại kém chất lượng hơn sẽ đẩy về các chợ đầu mối để thương lái Việt Nam mua về bán cho chính người dân Việt Nam.

Anh Tư Bốn thông thạo:

- Chú thấy lạ là vì hàng do người Việt sản xuất nhưng sau đó người Việt phải mua với giá cao mà hàng không chất lượng bằng; lợi nhuận thu được thấp chớ gì? Con hỏi chú: khi chú chọn mua cái quần hay cái áo thì yếu tố quyết định để chọn sản phẩm là gì?

Chú Tám thầm nghĩ:

- Tao hay chở bà vợ già nhà tao đi chợ mua đồ, bả nói đầu tiên là thấy đồ đẹp thì chọn, sau đó tới giá cả.

Anh Tư Bốn cười:

- Chúc mừng, câu trả lời của chú cũng là lựa chọn của phần lớn người tiêu dùng. Hàng may mặc của Trung Quốc hiện “thắng” ở Việt Nam là nhờ mẫu mã đa dạng, đẹp, thu hút từ chất liệu cho đến kiểu dáng, giá cả lại chấp nhận được ngay cả với giới bình dân. Thực chất, người may gia công nước mình có thu nhập thấp trong chuỗi sản xuất là vì chỉ là “cỗ máy” biết may thôi, không có sự đầu tư về chất liệu, kiểu dáng - vốn rất quan trọng trong ngành thời trang, cũng không có sự liên kết để lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường. Rõ ràng ở đây thị trường quyết định, đâu có ai ép ai đâu.

Chú Tám thở dài:

- Tao hiểu rồi. Nếu dân mình cứ giữ tư duy này, cả đời cũng sẽ chỉ là “kiếp gia công”, tức là cái anh làm thuê thôi.

Ong mật

Tin xem nhiều