Báo Đồng Nai điện tử
En

Thiên hạ vẫn người khóc Tố Như

10:12, 02/12/2015

Theo đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương: "Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là kết tinh của văn hóa dân tộc, thể hiện một nhân cách lớn, tính nhân văn cao cả vượt lên mọi thời đại, không giới hạn ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào".

Theo đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương: “Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là kết tinh của văn hóa dân tộc, thể hiện một nhân cách lớn, tính nhân văn cao cả vượt lên mọi thời đại, không giới hạn ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào”.

Học sinh Trường THPT Nam Hà (TP.Biên Hòa) sinh hoạt văn nghệ bên tượng của Danh nhân văn hóa Nguyễn Du  trong Vườn tượng Danh nhân văn hóa tại Văn miếu Trấn Biên.
Học sinh Trường THPT Nam Hà (TP.Biên Hòa) sinh hoạt văn nghệ bên tượng của Danh nhân văn hóa Nguyễn Du trong Vườn tượng Danh nhân văn hóa tại Văn miếu Trấn Biên.

Chính vì lý do này mà không chỉ nhân dân trong nước, người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất yêu thích và dành tình cảm trân trọng đối với Nguyễn Du và Truyn Kiu.

* Nâng tầm tiếng Việt

Theo thống kê của Hội Kiều học Việt Nam, Truyện Kiều hiện đã có đã có khoảng 30 bản dịch tại các nước: Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Ý, Hungary, Romania, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cuba... Trong đó, nhiều nhất là tại Pháp với 13 bản dịch, cùng với đó là hơn 300 đầu sách về Truyện Kiều được phát hành trong nước. Dù ở đâu, Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam dù ông đã bước vào “thế giới của người hiền” gần hai thế kỷ.

Nhà nghiên cứu sử học Trần Quang Toại, Tổng thư ký Hội Sử học Đồng Nai, nhận định: Sở dĩ Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du khẳng định được vị trí số một của mình trong nền văn học Việt Nam và từng bước chiếm lĩnh văn đàn thế giới là do tác phẩm có sự sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là sự mô phỏng lại. Nguyễn Du không chỉ là một thiên tài nghệ thuật mà còn là một nhà tư tưởng, nhà lý luận lớn. Điều này được biểu hiện qua tư tưởng nghệ thuật đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

Với những giá trị nghệ thuật và tư tưởng tiêu biểu chứa đựng nơi Truyện Kiều cũng như trong di sản thi ca đồ sộ để lại cho nhân loại, năm 2013 tại kỳ họp lần thứ 37 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), UNESCO đã ra nghị quyết vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam. Trước đó, vào năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông.

* Đồng Nai tôn vinh Nguyễn Du

Dù đã từng tự vấn “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như), nhưng với những đóng góp cho văn học nước nhà cùng với nhân cách cao đẹp,  Đại thi hào Nguyễn Du đã được nhân dân cả nước yêu mến và ở Đồng Nai cũng không  ngoại lệ.

Đại thi hào Nguyn Du (1765- 1820), t T Như, hiu Thanh Hiên. Ông quê xã Tiên Đin, huyn Nghi Xuân, Hà Tĩnh, được sinh ra kinh thành Thăng Long. Ông phc v nhà Nguyn, làm đến chức Hu tham tri B L, tng được c làm chánh s đi s Trung Quc.

Ngay từ rất sớm, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã thể hiện tấm lòng yêu mến đối với đại thi hào bằng nhiều việc làm cụ thể, trong đó có hình thức dựng tượng để thờ phụng và phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu về Nguyễn Du. Ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Văn miếu Trấn Biên, cho biết từ khi được khởi công xây dựng lại và hoàn thành thì tượng của Đại thi hào Nguyễn Du là một trong 12 tượng danh nhân văn hóa cùng với tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thờ phụng tại Nhà bái đường của Văn miếu Trấn Biên. Vào tháng 9-2015 vừa qua, tượng toàn thân của Nguyễn Du là một trong 12 tượng danh nhân văn hóa nằm trong Vườn tượng danh nhân văn hóa.

Trung tâm Văn miếu Trấn Biên còn tổ chức những buổi sinh hoạt nhân ngày sinh, ngày mất của đại thi hào với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Qua mỗi buổi sinh hoạt này, học sinh, sinh viên trong tỉnh được nghe các chuyên gia nghiên cứu lịch sử giới thiệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du.

“Khi đến với Văn miếu Trấn Biên, đứng ngay dưới tượng chân dung của Đại thi hào Nguyễn Du nơi vườn tượng, dâng hương nơi khám thờ ở Nhà bái đường và nghe nhà nghiên cứu trình bày lại những thông tin về tác giả, tác phẩm kèm theo những lý giải, luận điểm, nhận xét mang chiều sâu, em cảm thấy rất thích thú và thêm khâm phục về Đại thi hào Nguyễn Du, yêu mến Truyện Kiều của dân tộc” - Trần Thị Thu Hương, học sinh Trường THPT Chu Văn An (TP.Biên Hòa) chia sẻ.

Văn Truyên

 

 

Tin xem nhiều