Báo Đồng Nai điện tử
En

Hoàn thành trục vớt cầu Ghềnh trước ngày 2-4

01:03, 27/03/2016

(ĐN)- Vào khoảng 9 giờ 30, ngày 27-3, đơn vị được giao nhiệm vụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) đã bắt đầu thực hiện trục vớt cầu Ghềnh...

* Công tác trục vớt gặp khó khăn do dòng nước chảy xiết

[links()](ĐN)- Vào khoảng 9 giờ 30, ngày 27-3, đơn vị được giao nhiệm vụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) đã bắt đầu thực hiện trục vớt cầu Ghềnh. Tuy nhiên, công tác trục vớt đang gặp khó khăn do dòng nước chạy xiết.

Cần cẩu với công suất 500 tấn đang tiến gần khu vực các nhịp cầu rơi xuống sông
Cần cẩu với công suất 500 tấn đang tiến gần khu vực các nhịp cầu rơi xuống sông

Theo kết quả khảo sát hiện trường vào ngày 26-3, nhịp cầu bị chìm nằm ở độ sâu 13 mét, dính nhau bởi các thanh ray đường sắt. Trong đó, một đầu nhịp 2 kê lên mố cầu sập, nhịp cầu 3 treo lơ lửng do dính thanh ray đường sắt với nhịp bên kia.

Khu vực trục vớt nhìn từ phía cầu Bửu Hòa (TP.Biên Hòa)
Khu vực trục vớt nhìn từ phía cầu Bửu Hòa (TP.Biên Hòa)

Sau khi thống nhất phương án, Cienco 1 huy động lực lượng tiến hành cắt thanh ray trên nhịp 4 để tách các hạng mục bị đổ sập khỏi phần còn lại của cầu. Các kết cấu dầm cầu bằng thép sau đó được chuyển lên sà lan đưa về điểm tập kết.

Lực lượng Cảnh sat giao thông liên tục tuần tra nhằm đảm bảo an toàn giao thông quanh khu vực trục vớt.
Lực lượng Cảnh sát giao thông liên tục tuần tra đảm bảo an toàn giao thông quanh khu vực trục vớt.

Việc neo, móc treo vào cầu để kéo lên do người nhái thực hiện. Tiếp đến, các đơn vị sẽ sử dụng cần cẩu công suất 500 tấn cẩu phần cầu gãy có trọng lượng khoảng 300 tấn đưa lên khỏi mặt nước.

Các thợ lặn chuẩn bị tiến hành lặn xuống lòng sông.
Các thợ lặn chuẩn bị tiến hành lặn xuống lòng sông.

Tại hiện trường, chiếc sà lan 3.600 tấn chở theo cần cẩu 500 tấn đã tiến sát vào cầu Ghềnh phía hạ lưu và cố định trên sông bằng 4 cọc nhồi. Dưới lòng sông, thợ lặn vẫn đang thay phiên nhau khoan, cắt nhịp dầm số 2 và 3 bằng các công cụ khoan cắt dưới nước. 

2 sà lan lớn chở theo cần cẩu bắt đầu hoạt động ở các vị trí khác nhau.
2 sà lan lớn chở theo cần cẩu bắt đầu hoạt động ở các vị trí khác nhau.

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông, Chỉ huy trưởng đơn vị phụ trách trục vớt Cầu Ghềnh cho biết, do địa chất lòng sông nhiều đá tảng, vật cản và dòng chảy mạnh nên việc cố định các sà lan chở cần cẩu thực hiện khá khó khăn. Đến thời điểm hiện tại, các thanh ray đường sắt bị vướng bên dưới đã được cắt rời hoàn toàn.

Lực lượng tham gia trục vớt cầu Ghềnh chuẩn bị “tác chiến”.
Lực lượng tham gia trục vớt cầu Ghềnh chuẩn bị “tác chiến”.

Trong ngày 28-3, nhiều khả năng lực lượng trục vớt sẽ cho máy cẩu nâng đầu kéo của chiếc sà lan chở cát bị chìm lên trước để đưa vào vị trí tập kết, giải tỏa bớt vật cản dưới lòng sông. Sau đó, đơn vị mới tiến hành móc kéo để đưa dầm cầu Ghềnh lên bờ.

Việc trục vớt cầu Ghềnh thu hút người dân đến theo dõi.
Việc trục vớt cầu Ghềnh thu hút người dân đến theo dõi.

Dự kiến, công tác trục vớt phải hoàn thành trước ngày 2-4, tạo điều kiện để sớm tiến hành các phương án xây dựng cầu.

Tin và ảnh: Thanh Hải

 

 

Tin xem nhiều