(ĐN) – Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: "Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản" do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11, tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.
(ĐN) – Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.
Quang cảnh buổi hội thao “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” |
Theo Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, lượng thanh long xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc đến nay đạt 4.900 tấn, riêng 6 tháng đầu năm đạt 1 ngàn tấn, tăng 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2015, Việt Nam sẽ đưa đưa thanh long ruột đỏ (hiện tại mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu vào thị trường Nhật) và xoài vào Nhật Bản.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản là một thị trường khó tính, vì vậy việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Nhật Bản hàng năm khá lớn nên cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường này là rất tốt. Các loại trái cây khi xuất khẩu sang Nhật bản phải qua chiếu xạ hoặc xử lý hơi nước nóng.
Khắc Giới