Báo Đồng Nai điện tử
En

Hai đình Dầu Giây và Cẩm Vinh được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh

03:01, 03/01/2014

(ĐN)- UBND tỉnh vừa ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với 2 Di tích lịch sử là đình Cẩm Vinh và đình Dầu Giây.

(ĐN)- UBND tỉnh vừa ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với 2 Di tích lịch sử là đình Cẩm Vinh và đình Dầu Giây.

Toàn cảnh  đình Cẩm Vinh.
Toàn cảnh đình Cẩm Vinh.

Theo đó, Di tích lịch sử đình Dầu Giây (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) và Di tích lịch sử đình Cẩm Vinh (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) được công nhận là tích cấp tỉnh từ ngày 4-12, dựa trên tờ trình số 978/TTr- Sở Văn hóa- thể thao và du lịch ngày 20-11-2013.

Căn cứ theo nội dung ghi trong hồ sơ xếp hạng di tích, đình Cẩm Vinh được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp trên con đường Nam tiến của người Việt. Quy mô ban đầu của đình chỉ là một ngôi miếu nhỏ do nhân dân thôn Cẩm Vinh lập nên. Đến giữa thế kỷ XVIII, do nhận thấy đình thường xuyên bị ngập mỗi khi nước sông Đồng Nai dâng cao, nhân dân địa phương quyết định di dời đình vào giữa thôn (nay là ấp Vĩnh Hiệp). Giữa thế kỷ XIX, đình lại được dời về xây dựng trên khu đất cũ cho đến ngày nay. Năm 1852, vua Tự Đức phong sắc thần cho đình Cẩm Vinh là Thành hoàng bổn cảnh. Hiện đình tọa lạc trên diện tích 4.900m2, có nhiều cây cổ thụ và còn lưu được nhiều hiện vật quý, trong đó tờ sắc phong cho Thành hoàng thôn Cẩm Vinh của vua Tự Đức vào năm 1852 là vật có niên đại lâu nhất còn được bảo quản cho đến ngày nay.

Lễ rước Sắc Thần từ chùa Vĩnh Hưng về đình Cẩm Vinh.
Lễ rước Sắc Thần từ chùa Vĩnh Hưng về đình Cẩm Vinh.

Đình Dầu Giây được những người phu đồn điền cao su Dầu Giây (xưa thuộc làng An Lộc, tổng Bình Lâm Thượng, tỉnh Biên Hòa, nay thộc ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) xây dựng để làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng vào năm 1939. Ban đầu, đình có quy mô nhỏ, chỉ có gian Chánh điện, kiến trúc đơn giản, vật liệu cột tre, vách đất, mái lá. Trong thời gian từ năm 1945 - 1952, khi đánh chiếm Biên Hòa, quân Pháp nghi ngờ làng An Lộc là cơ sở của Việt Minh nên mở cuộc tấn công vào làng và đốt phá nhà cửa, cơ sở đình, miếu nên đình Dầu Giây cũng bị đốt phá. Đến năm 1953, đình được nhân dân dựng lại cách vị trí cũ khoảng 2km. Từ năm 2002 đến nay, đình đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, xây thêm một số công trình mới.

Đình Dầu Giây.
Đình Dầu Giây.

Lễ trao bằng công nhận cho 2 di tích dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10-1 cho đình Cẩm Vinh và ngày 20-1 (đình Dầu Giây).

Văn Truyên

 

 

 

Tin xem nhiều