Bản quyền truyền hình (BQTH) mới của Thai League kể từ mùa giải 2020-2021 có giá bình quân 975 tỷ đồng/năm. Nếu V.League có được mức thu này, chia đều mỗi CLB sẽ có thể nhận trên 69 tỷ đồng; với quy định kinh phí hoạt động tối thiểu 40 tỷ đồng/năm, không cần làm gì đội bóng cũng có lãi.
Bản quyền truyền hình (BQTH) mới của Thai League kể từ mùa giải 2020-2021 có giá bình quân 975 tỷ đồng/năm. Nếu V.League có được mức thu này, chia đều mỗi CLB sẽ có thể nhận trên 69 tỷ đồng; với quy định kinh phí hoạt động tối thiểu 40 tỷ đồng/năm, không cần làm gì đội bóng cũng có lãi. Trong khi đó, thực tế với vỏn vẹn 2 tỷ đồng BQTH/mùa mà hiện Next Media trả cho VPF, “miếng bánh” cho mỗi CLB V.League chưa tới...143 triệu đồng, chỉ bằng 1/280 kinh phí hoạt động 1 năm.
Bản quyền truyền hình V-League chưa đem lại nhiều giá trị cho VPF |
Chẳng trách vì sao bóng đá Việt Nam không làm ra tiền, khi có máy in tiền trong tay lại không biết làm ra tiền, “bầu sữa” giá trị nhất, có sẵn nhất lại không bán được hoặc không biết cách bán.
Thu nhập BQTH còn giúp tăng tính cạnh tranh, khiến cho giải đấu trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Vì sao Ngoại hạng Anh luôn là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới, bởi tính cạnh tranh dữ dội của nó. Tiền bạc tạo ra động cơ mãnh liệt và Premier League biết cách phân bổ đồng tiền sao cho công bằng, hiệu quả nhất. Từ mùa giải 2019-2020 vừa qua, phần BQTH ở nước Anh vẫn được chia đều nhưng với thị trường nước ngoài được chia theo thành tích cuối mùa. Trung bình cứ tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng thì CLB sẽ thu về thêm khoảng 5 triệu bảng, 4 bậc thì thêm 20 triệu bảng - đủ để mua một ngôi sao. Chính vì vậy mà các đội đều chơi tận lực đến vòng cuối cùng. Không như V.League, một CLB sau khi đã đủ điểm trụ hạng, không có cơ hội tranh danh hiệu thì không còn động lực thi đấu, khiến giải đấu, người xem không còn hào hứng.
V.League hoàn toàn có thể tự nuôi sống mình nhưng ngày nào BQTH còn chưa đặt đúng vị trí và ý nghĩa sẽ còn là viễn vông.
Dương Cầm