Không chỉ bóng đá Việt Nam "âm lịch" mà thế giới cũng không ít dẫn chứng "thay tướng đổi vận". Có phải vì thầy mới giỏi, tài hơn thầy cũ hay là chuyện tâm linh?
Không chỉ bóng đá Việt Nam “âm lịch” mà thế giới cũng không ít dẫn chứng “thay tướng đổi vận”. Có phải vì thầy mới giỏi, tài hơn thầy cũ hay là chuyện tâm linh?
HLV Thành Công đang chứng tỏ sự mát tay với Thanh Hóa |
HLV phó Ngô Văn Hòa của CLB Thanh Hóa thành thực bày tỏ: “HLV Nguyễn Thành Công không có nhiều thời gian nên không thể thay đổi gì nhiều. Những gì anh Công làm chỉ là làm sao cho cầu thủ thi đấu tốt, muốn chơi, muốn thay đổi. Những thay đổi nhỏ đã tạo tâm lý, tinh thần, động lực tốt hơn cho cầu thủ”. Còn bản thân HLV Thành Công giải thích cho sự… thành công của mình: “Việc đội (bỗng dưng - NV) chơi tốt mấu chốt đến từ các cầu thủ”.
Tại sao cũng những con người đó, lối chơi cũng chưa kịp thay đổi gì mới, mà đội bóng gần như hoàn toàn lột xác khi có HLV mới? Đây là điều hoàn toàn có thể lý giải bằng khoa học tâm lý. Việc “thay tướng” như một liệu pháp tinh thần giúp mang lại làn gió, bầu không khí mới. Các cầu thủ trút được gánh nặng tâm lý, trở nên tự tin, giải phóng được cái đầu và đôi chân trở nên thanh thoát hơn.
Nhớ lại V.League 2015, khi sau vòng 22, CLB Đồng Nai đứng trước nguy cơ rớt hạng (cùng 17 điểm, chỉ còn hơn đội chót bảng HAGL nhờ hiệu số), HLV Trần Bình Sự đã có những biểu hiện mất tự tin qua những phát biểu thiếu bình tĩnh. Khi ấy đã có ý định đề xuất “thay tướng” bằng HLV của K.Kiên Giang Lại Hồng Vân nhưng Hội đồng quản trị đã không đồng ý vì sợ tình hình tệ hơn. Kết quả Đồng Nai thua HAGL trong trận “chung kết ngược” ngay trên sân nhà bởi Hải Anh sút hỏng quả 11m. Cựu cầu thủ Đồng Tháp Hồng Vân chỉ là học trò so với “thầy” Sự, nhưng nếu ngày ấy mạnh dạn và tâm lý hơn có lẽ bóng đá Đồng Nai đã không phải xóa sổ và đi từ giải phong trào hạng Nhì như hôm nay.
Minh Chung