Báo Đồng Nai điện tử
En

Từ hơn nửa quân số đến chỉ còn 1 tuyển thủ quốc gia

08:04, 06/04/2020

Dù không có danh hiệu vô địch nào nhưng đội tuyển Việt Nam giai đoạn 1995-1999 được coi là "thế hệ vàng" đầu tiên của bóng đá Việt Nam với 2 tấm HCB, 1 HCĐ SEA Games, hạng ba và á quân Tiger Cup 1996, 1998.

Dù không có danh hiệu vô địch nào nhưng đội tuyển Việt Nam giai đoạn 1995-1999 được coi là “thế hệ vàng” đầu tiên của bóng đá Việt Nam với 2 tấm HCB, 1 HCĐ SEA Games, hạng ba và á quân Tiger Cup 1996, 1998. Trong lứa tuyển thủ này có 16 gương mặt của bóng đá miền Nam. Thủ môn: Thanh Nhạc, Văn Phụng; các hậu vệ: Đỗ Khải, Hồng Hải, Thiện Quang, Chí Bảo, Trần Công Minh; các tiền vệ: Hoàng Bửu, Liêm Thanh, Tấn Thành, Nguyên Chương, Phùng Thanh Phương; tiền đạo: Minh Chiến, Huỳnh Đức, Lư Đình Tuấn, Huỳnh Quốc Cường.

 Trong lần đăng quang AFF Cup thứ 2 dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, trong danh sách 23 nhà vô địch chỉ có vỏn vẹn 2 cái tên của bóng đá miền Nam: tiền đạo Anh Đức và Tiến Linh, đều của B.Bình Dương
Trong lần đăng quang AFF Cup thứ 2 dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, trong danh sách 23 nhà vô địch chỉ có vỏn vẹn 2 cái tên của bóng đá miền Nam: tiền đạo Anh Đức và Tiến Linh đều của B.Bình Dương

Đến “thế hệ vàng” vô địch đầu tiên ở AFF Cup 2008, đội tuyển Việt Nam của HLV Calisto lên ngôi với 9/22 tuyển thủ đến từ các đội bóng phía Nam. ĐTLA có Minh Phương, Tài Em, Thanh Giang, Việt Thắng; B.Bình Dương là Huỳnh Quang Thanh, Trường Giang, Vũ Phong; Đồng Tháp có Việt Cường, Phan Thanh Bình.

10 năm sau, trong lần đăng quang AFF Cup thứ 2 dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, trong danh sách 23 nhà vô địch chỉ có vỏn vẹn 2 cái tên của bóng đá miền Nam: tiền đạo Anh Đức và Tiến Linh, đều của B.Bình Dương. Tương tự là ở trận gần nhất của đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan tại vòng loại World Cup 2022 vào cuối năm ngoái, nhưng nay khi Anh Đức giải nghệ, phía Nam chỉ còn duy nhất 1 gương mặt trên đội tuyển quốc gia.

Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi bóng đá miền Tây Nam bộ đã xóa sổ trên bản đồ đỉnh cao quốc gia, thế lực miền Đông B.Bình Dương thì thoái trào, công tác đào tạo trẻ của TP.HCM và các đội bóng phía Nam vừa không tốt vừa không kiếm ra nhân tài (lứa khóa I Học viện HAGL Arsenal-JMG chỉ có mỗi Hồng Duy đến từ Bình Phước, còn lại tất cả đều đến từ các tỉnh miền Bắc như: Xuân Trường - Tuyên Quang; Tuấn Anh - Thái Bình; Văn Toàn, Văn Thanh - Hải Dương; hay Công Phượng đến từ Nghệ An…). Ngay như trường hợp hậu vệ cánh Hồ Tấn Tài của B.Bình Dương, sau khi đóng góp mang về tấm HCV đầu tiên cho đội tuyển U.22 Việt Nam tại SEA Games 30, nếu tới đây được gọi lên tuyển quốc gia cũng không phải là sản phẩm của bóng đá Nam bộ bởi vốn xuất thân và trưởng thành từ CLB Bình Định.         

Trần Đỗ

Tin xem nhiều