Báo Đồng Nai điện tử
En

Dư luận Mỹ và các nước Mỹ Latinh phản đối hủy bỏ DACA

11:09, 07/09/2017

Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, quyết định hủy bỏ chương trình tạm hoãn trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ khi còn nhỏ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của dư luận trong nước và khu vực Mỹ Latinh với quan ngại rằng khoảng 800.000 thanh niên lớn lên ở Mỹ đang đối mặt với một tương lai mù mịt.

Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, quyết định hủy bỏ chương trình tạm hoãn trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ khi còn nhỏ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của dư luận trong nước và khu vực Mỹ Latinh với quan ngại rằng khoảng 800.000 thanh niên lớn lên ở Mỹ đang đối mặt với một tương lai mù mịt.

Người biểu tình phản đối việc hủy bỏ DACA trước Nhà Trắng - Nguồn REUTERS
Người biểu tình phản đối việc hủy bỏ DACA trước Nhà Trắng - Nguồn REUTERS

Ngày 5-9, Tổng chưởng lý bang California và Massachusetts đã cùng với các đồng nghiệp ở bang New York và Washington tuyên bố sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để bảo vệ Chương trình Trì hoãn hành động đối với người nhập cảnh vào Mỹ khi còn nhỏ, gọi tắt là DACA. Đây là những bang có số lượng lớn người nhập cư trái phép theo hình thức này. Tuy nhiên, các chuyên gia luật nhận định những vụ kiện này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Cùng tuyên bố sẽ nộp đơn kiện liên quan tới DACA còn có chính quyền thành phố New York, San Francisco và Chicago. Thị trưởng các thành phố này tuyên bố sẽ "chiến đấu" để bảo vệ cho những người nhập cư trẻ tuổi.

Các ý kiến phản đối cũng vang lên khắp "Thung lũng Silicon" với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới tuyển dụng nhiều người thuộc diện được hưởng ưu tiên từ DACA. Trong khi đó, trước Nhà Trắng, hàng trăm người biểu tình cũng tụ tập để phản đối quyết định này.

Quyết định bãi bỏ DACA của Tổng thống Trump cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các nước khu vực Mỹ Latinh như Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras- những nước có số lượng lớn công dân thuộc diện được DACA bảo trợ.

Trước đó cùng ngày, bất chấp những lời cảnh báo của các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, Tổng thống Trump đã quyết định bãi bỏ DACA và kêu gọi Quốc hội thông qua cải cách luật nhập cư trên diện rộng, coi đây là cơ hội để Quốc hội thật sự hành động. Với quyết định, hàng trăm ngàn người nhập cư đang ở độ tuổi 20 sẽ có từ 6 đến 24 tháng trước khi chính thức bị coi là nhập cư bất hợp pháp và phải đối mặt với lệnh trục xuất.

Chương trình DACA được thông qua theo sắc lệnh hành chính năm 2012 của Tổng thống Obama trao quyền cư trú tạm thời và các ưu tiên việc làm cho những đối tượng đến Mỹ bất hợp pháp khi chưa đủ 16 tuổi.

Cựu Tổng thống Barack Obama: Xóa sổ Chương trình DACA là tàn nhẫn và sai trái

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 5-9 tuyên bố quyết định của chính quyền đương kim Tổng thống Donald Trump xóa sổ một chương trình dưới thời Obama nhằm bảo vệ những người nhập cư bất hợp pháp tới Mỹ từ khi còn nhỏ khỏi bị trục xuất là "tàn nhẫn" và "sai trái".

(Theo AP)

Tin xem nhiều