Báo Đồng Nai điện tử
En

Một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở

11:09, 11/09/2017

Những năm qua, hòa giải ở cơ sở không ngừng được củng cố về tổ chức và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc; kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến cơ quan chức năng xử lý.

Những năm qua, hòa giải ở cơ sở không ngừng được củng cố về tổ chức và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc; kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến cơ quan chức năng xử lý.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật kiêm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp), tuyên truyền pháp luật về hòa giải cơ sở tại huyện Tân Phú.
Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật kiêm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp), tuyên truyền pháp luật về hòa giải cơ sở tại huyện Tân Phú.

Giám đốc Sở Tư pháp Viên Hồng Tiến cho biết từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 ra đời (có hiệu lực từ ngày 1-1-2014). Để Luật Hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả trên thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở…

* Phạm vi hòa giải ở cơ sở

HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 14-7-2016 quy định mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải) là 100 ngàn đồng/tháng/tổ; chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải) 200 ngàn đồng/vụ, việc/tổ hòa giải; chi hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở bằng 5 tháng lương cơ sở.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật kiêm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp), cho biết hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật như: mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự (tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất); tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình (tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con…); vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính…”.

Ông Trần Văn Út, Phó trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp, chia sẻ Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản liên quan hướng dẫn rất rõ các trường hợp không được hòa giải cơ sở, như: mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân - gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hành chính (trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác).

Nhằm thể chế, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo xây dựng luật, Luật Hòa giải ở cơ sở đã quy định về chính sách của Nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Trong đó, luật khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác; khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.

Ông Viên Hồng Tiến nhấn mạnh Nhà nước có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đặc biệt, luật quy định Nhà nước có chính sách để phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các tổ chức này có trách nhiệm hướng dẫn, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của MTTQ Việt Nam, đoàn viên, hội viên tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật kiêm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, cho biết hòa giải ở cơ sở là hình thức hòa giải do người dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên. Do đó, văn bản hòa giải thành ở cơ sở chỉ là sự ghi nhận thỏa thuận của các bên, thể hiện sự ràng buộc mang ý nghĩa đạo lý, danh dự mà không phải là quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ, việc dân sự.

* Hoạt động hòa giải ở cơ sở

Luật Hòa giải ở cơ sở quy định căn cứ tiến hành hòa giải đầu tiên là một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải. Quy định này nhằm đề cao tính tự nguyện, chủ động của các bên khi có nhu cầu hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Theo ông Lê Quang Vinh, thực tế thời gian qua cho thấy nếu được các bên yêu cầu thì việc hòa giải diễn ra thuận lợi hơn so với các trường hợp khác. Ngoài ra, hòa giải viên có thể chủ động tiến hành hòa giải khi trực tiếp chứng kiến hoặc biết về các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp thuộc phạm vi hòa giải; theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 17 của Luật Hòa giải ở cơ sở quy định, các bên có quyền lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải; đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải; yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai; được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải. Luật bổ sung quy định mới này nhằm bảo đảm cho việc thực hiện kết quả hòa giải được hiệu quả, thiết thực.

Về người được mời tham gia hòa giải, ông Trần Văn Út cho biết luật cũng quy định rõ trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết thì hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, người ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải. Quy định này nhằm huy động, khuyến khích mọi người trong xã hội tích cực tham gia giải quyết, hòa giải các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư.

Cũng theo ông Út, luật quy định hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. “Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. Bộ Tư pháp được giao quy định mẫu sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở” - ông Út nhấn mạnh.

Đoàn Phú - Vinh Quang

 
Tin xem nhiều