Trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đề xuất quy hoạch thêm nhiều khu công nghiệp (KCN) mới. Mục tiêu là phát triển công nghiệp để thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế.
Trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đề xuất quy hoạch thêm nhiều khu công nghiệp (KCN) mới. Mục tiêu là phát triển công nghiệp để thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế.
Sản xuất thiết bị máy móc xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp Kiến Đạt ở Khu công nghiệp Agtex - Long Bình (TP.Biên Hòa). Ảnh: H.GIANG |
Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh hiện có 40 KCN, trong đó 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 8 KCN chưa được thành lập. Ngoài ra, tỉnh còn quy hoạch thêm 27 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố và đa số chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.
* Đề xuất tăng thêm nhiều đất công nghiệp
Giai đoạn 5-10 năm tới, Đồng Nai là nơi sẽ có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội khi hàng loạt công trình, dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng hoàn thành, đưa vào khai thác. Vì thế, tỉnh sẽ là khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư vào các lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại dịch vụ, bất động sản… Để đón đầu làn sóng trên, các huyện, thành phố đã đề xuất đưa vào quy hoạch sử dụng đất những năm tới thêm hàng ngàn ha đất công nghiệp. Các địa phương đề xuất quy hoạch thêm nhiều đất công nghiệp là H.Xuân Lộc (tăng 848ha), Thống Nhất (tăng 764ha), Vĩnh Cửu (700ha)…
Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, 31 KCN đang hoạt động của tỉnh có hơn 615 ngàn lao động. Dự báo đến năm 2025, một số KCN mới hoàn thành hạ tầng kỹ thuật sẽ thu hút thêm khoảng 450 ngàn lao động. |
Chủ tịch UBND H.Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên cho biết: “Huyện đề xuất quy hoạch thêm một KCN nữa ở 2 xã Xuân Tâm, Xuân Hưng với diện tích gần 700ha. KCN đặt tại khu vực trên sẽ rất thuận tiện vì gần đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cách sân bay Long Thành khoảng 17km, ngay bên cạnh tỉnh Bình Thuận quy hoạch KCN Hàm Tân”.
Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều muốn phát triển thêm công nghiệp để dễ dàng thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, vốn trực tiếp nước ngoài để phát triển. Công nghiệp phát triển sẽ kéo theo thương mại dịch vụ, du lịch, bất động sản phát triển theo.
Ông Mai Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Thống Nhất cho hay: “Hiện nay, KCN Dầu Giây đã lấp đầy diện tích nên huyện đề xuất trong quy hoạch sử dụng 10 năm tới cho chuyển đổi khu logistics sang KCN và thêm 2 cụm công nghiệp Quang Trung 1 và Quang Trung 2. Thống Nhất là nút giao thông của tỉnh, vùng, rất thuận lợi quy hoạch thêm nhiều diện tích đất công nghiệp để mời gọi đầu tư”.
Vừa qua, UBND TP.Biên Hòa cũng đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh, Chính phủ cho quy hoạch thêm KCN Phước Tân ở P.Phước Tân.
* Tập trung đầu tư KCN đã quy hoạch
Theo quy định của Chính phủ, những KCN tại các tỉnh, thành phải đảm bảo tỷ lệ lấp đầy trên 60% thì mới phê duyệt quy hoạch thêm KCN mới để tránh nhiều địa phương ồ ạt quy hoạch KCN rồi triển khai chậm, gây lãng phí về đất đai, ảnh hưởng đến người dân. Tại Đồng Nai, các KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 84% nên cuối năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt thêm 5 KCN mới là Xuân Quế - Sông Nhạn, Bàu Cạn - Tân Hiệp, Phước An, Phước Bình 2, Long Đức 3. Vì thế, Đồng Nai đề xuất quy hoạch thêm các KCN mới là rất khó khăn.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (H.Nhơn Trạch) đã lấp đầy diện tích |
Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai Lê Văn Danh nhấn mạnh: “Chính phủ mới phê duyệt bổ sung cho Đồng Nai hơn 7 ngàn ha đất công nghiệp nên các huyện, thành phố đưa vào quy hoạch thêm các KCN mới rất khó được phê duyệt. Vì những KCN trên phải lấp đầy hơn 60% thì Chính phủ mới đồng ý phê duyệt tiếp các KCN mới. Các địa phương nên tính toán lại để tránh đưa vào quy hoạch nhưng không thực hiện được sẽ trở thành quy hoạch treo”.
Ngoài 5 KCN mới được quy hoạch, Đồng Nai còn có 3 KCN với diện tích gần 1 ngàn ha đã được quy hoạch từ năm 2014, đến nay chưa thành lập. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong 5-10 năm tới, các địa phương nên hạn chế quy hoạch thêm KCN mà tập trung vào hoàn tất thủ tục hồ sơ để xây dựng 8 KCN đã được quy hoạch và hơn 20 cụm công nghiệp.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi lưu ý: “Thời gian tới, các sở, ngành cần phối hợp chặt chẽ với từng địa phương để tháo gỡ vướng mắc, sớm hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật của những KCN, cụm công nghiệp đã được quy hoạch trong giai đoạn 2011-2020. Khi những dự án trên hoàn thành, Đồng Nai sẽ có thêm hơn 8 ngàn ha đất công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp”.
Thực tế, bên cạnh các KCN, cụm công nghiệp đã có quy hoạch chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trên địa bàn tỉnh còn nhiều KCN được phê duyệt mở rộng nhưng chưa thực hiện được như: Dầu Giây, Xuân Lộc, Định Quán, Sông Mây, Hố Nai, Amata… Các địa phương và công ty hạ tầng triển khai nhanh thủ tục, bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng cũng sẽ có thêm vài trăm ha đất công nghiệp để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê. Theo một số chuyên gia về môi trường, ở nhiều nước họ chỉ chọn phát triển công nghiệp ở những khu vực đất đai khô cằn, những vùng đất đai màu mỡ sẽ được giữ lại để phát triển nông nghiệp, bởi vì phát triển
Hương Giang