Báo Đồng Nai điện tử
En

Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư

04:02, 08/02/2020

Đồng Nai hiện có 2 thành phố là TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh, 2 địa phương này cùng với Nhơn Trạch đang xây dựng mô hình thành phố mới theo quy hoạch. Bên cạnh đó là các đô thị đang phát triển mạnh mẽ trong tương lai như thị trấn Long Thành, thị trấn Trảng Bom, thị trấn Dầu Giây...

Đồng Nai hiện có 2 thành phố là TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh, 2 địa phương này cùng với Nhơn Trạch đang xây dựng mô hình thành phố mới theo quy hoạch. Bên cạnh đó là các đô thị đang phát triển mạnh mẽ trong tương lai như thị trấn Long Thành, thị trấn Trảng Bom, thị trấn Dầu Giây...

Tuyến kè sông Cái, một phần trong dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa giai đoạn 1 đang được triển khai. Ảnh: Vương Văn Thế
Tuyến kè sông Cái, một phần trong dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa giai đoạn 1 đang được triển khai. Ảnh: Vương Văn Thế

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó có thoát nước và xử lý nước thải. Theo quy hoạch, Đồng Nai sẽ có 6 dự án được thực hiện, tuy nhiên đến nay ngoài TP.Biên Hòa thì các đô thị khác trong tỉnh vẫn đang trong trạng thái kêu gọi đầu tư.

* Kêu gọi nhiều dự án lớn

Khoảng 3 năm qua, tình hình thoát nước của TP.Biên Hòa và một số đô thị trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề được sự quan tâm của cộng đồng. Với nhiều giải pháp đề ra, một số đô thị đã cơ bản khắc phục được tình trạng ngập úng lúc trời mưa. Tuy nhiên, khi xảy ra những cơn mưa lớn và kéo dài vượt quá tần suất thiết kế về tiếp nhận và tiêu thoát nước của các hệ thống thoát nước thì vẫn còn diễn ra tình trạng bị ứ đọng, gây ngập tại các điểm ngập. Việc khắc phục tình trạng ngập úng cần nguồn kinh phí rất lớn và khó có thể hoàn thành trong thời gian trước mắt.

Trong 4 đô thị loại IV trở lên (TP.Biên Hòa - đô thị loại I; TP.Long Khánh - đô thị loại III; thị trấn Trảng Bom và thị trấn Long Thành - đô thị loại IV) cùng với huyện Nhơn Trạch thì hiện tại chỉ có TP.Biên Hòa là có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung (công suất 3 ngàn m³/ngày) đạt chuẩn quy định đã đưa vào vận hành quý II-2018. Đồng thời, TP.Biên Hòa đang triển khai dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố, công suất 39 ngàn m³/ngày, sử dụng vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản (dự kiến năm 2026 hoàn thành). Ngoài TP.Biên Hòa, các đô thị còn lại của tỉnh chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung mà còn đang ở diện kêu gọi đầu tư.

Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn Long Thành (62 triệu USD), dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt TP.Long Khánh (110 triệu USD), dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn Trảng Bom (75 triệu USD). Huyện Nhơn Trạch cũng cần tới 3,7 ngàn tỷ đồng để đầu tư cho thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của địa phương.

Tổng mức đầu tư cho 6 dự án đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nói trên cần hơn 806,3 triệu USD. Trong đó, riêng 2 dự án ở TP.Biên Hòa là trên 357 triệu USD, đây cũng là địa phương được ưu tiên thực hiện trước nhằm xử lý những bất cập tồn tại nhiều năm qua trong việc thoát nước, xử lý nước thải cho cư dân đô thị.

* Không dễ thu hút doanh nghiệp

Đi đôi với phát triển kinh tế, Đồng Nai rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Việc quy hoạch và lên danh sách các dự án xây dựng hệ thống, nhà máy xử lý nước thải cho các khu đô thị là điều cần thiết để kêu gọi đầu tư. Trong đó, sẽ kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, đồng thời tỉnh cũng ưu tiên vốn để đầu tư xây dựng nhằm góp phần chỉnh trang, phát triển đô thị mang tính bền vững.

Tuy nhiên, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vẫn rất khó khăn do vốn bỏ ra lớn, khả năng thu hồi chậm và lợi nhuận thấp hơn so với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, khu đô thị...

“Thực tế hiện nay, ngay cả TP.Biên Hòa mới có một hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động, giải quyết được một phần nhỏ cho thành phố. Các địa phương khác, những dự án nêu trên mới đang nằm trong diện quy hoạch, mời gọi đầu tư” - ông Mai Phong Phú, Phó trưởng phòng Thoát nước Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh cho hay.

Cũng do nhu cầu vốn lớn nên trong ngân sách rất khó để đáp ứng được trong khi nhà đầu tư còn ít quan tâm thì cần tính toán đến các nguồn vốn khác, trong đó có vốn ODA.

Tháng 9-2019, khi làm việc với đại diện của Ngân hàng thế giới (WB) về việc đầu tư phát triển đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đề xuất WB hỗ trợ tỉnh vốn vay để làm hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở thị trấn Long Thành, TP.Long Khánh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần nguồn vốn để thực hiện các tuyến kè dọc sông Đồng Nai, đoạn qua TP.Biên Hòa. 

Văn Gia

Tin xem nhiều