Báo Đồng Nai điện tử
En

Bí đầu ra cho đặc sản

10:11, 24/11/2014

Trong thực tế, Đồng Nai từng rộ lên các phong trào nuôi dế, nhím, kỳ nhông, kỳ đà... rồi dần dần chìm lắng. Nhưng không ít nông dân rơi vào cảnh khó khăn vì chạy theo những con đặc sản này.

Trong thực tế, Đồng Nai từng rộ lên các phong trào nuôi dế, nhím, kỳ nhông, kỳ đà... rồi dần dần chìm lắng. Nhưng không ít nông dân rơi vào cảnh khó khăn vì chạy theo những con đặc sản này.

* Khó khăn vì nuôi đặc sản

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này. Thời điểm đó, cá tầm là món đặc sản được bán với giá cao nên khi địa phương có chương trình hỗ trợ giống cá tầm cho nông dân nuôi thử nghiệm, ông đã mạnh dạn đầu tư. Giữa năm 2012, ông thả lứa cá đầu tiên với khoảng 150 con giống. Ông Hòa chia sẻ: “Tôi từng lặn lội lên tận TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh để chào bán cá tầm với giá 250 ngàn đồng/kg nhưng không mấy ai mặn mà. Chỉ hơn 100 con cá nhưng cả năm trời vẫn chưa tiêu thụ hết nên càng nuôi càng lỗ vốn. Tôi rất tâm huyết với mô hình nuôi loại cá đặc sản này nhưng lại đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội” vì vẫn tắc bài toán đầu ra”.

Ông Lê Văn Hòa đang gặp khó khăn với mô hình nuôi cá tầm vì chưa tìm được đầu ra.
Ông Lê Văn Hòa đang gặp khó khăn với mô hình nuôi cá tầm vì chưa tìm được đầu ra.

Ông Lê Hoàng Tuấn (huyện Định Quán), người có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giống và thu mua các loại cá đặc sản ở hồ Trị An, nhớ lại: “Nhiều năm trước, ở vùng này từng rộ lên phong trào nuôi cá chình vì thấy loại đặc sản này có giá trị kinh tế cao. Nhưng dần dần, nông dân đều bỏ cuộc vì thua lỗ do đầu tư ồ ạt mà chưa tính được đầu ra. Hiện nay, cá chình vẫn được thu mua với giá rất cao nhưng nông dân không còn mặn mà”.

* Không dành cho số đông

Bà Lê Oanh, chủ cơ sở chuyên cung cấp dế giống và dế thịt ở huyện Trảng Bom, cho biết: “Tuy chi phí đầu vào nuôi dế mỗi năm mỗi tăng nhưng tôi chấp nhận giảm lợi nhuận, ổn định giá để giữ thị trường. Tuy nhiên, do mặt hàng này khá kén khách ăn nên nguồn tiêu thụ của cơ sở chủ yếu là những mối quen. Chính vì vậy, có giai đoạn phong trào nuôi dế phát triển rầm rộ rồi không còn mấy người nuôi vì không tìm được nguồn tiêu thụ sản phẩm”.

Theo ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, các mô hình nuôi đặc sản chủ yếu là phong trào tự phát của nông dân. Đây là hướng đi nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ sản phẩm lạ. Tuy nhiên, báo chí cũng đưa cảnh báo nhiều về việc nông dân thấy mô hình nuôi, trồng nào đạt kinh tế cao là phát triển một cách ồ ạt mà chưa tính đến vấn đề đầu ra. Với cây, con đặc sản khá kén thị trường, nông dân càng phải cẩn trọng cân nhắc, chỉ đầu tư khi đã xác định được đầu ra.

Một chủ trang trại chuyên sản xuất giống heo rừng tại huyện Định Quán so sánh, vài năm trước trang trại có quy mô cả trăm con nái, nhưng giờ dần thu hẹp lại chỉ còn đôi ba chục con. Trước đây, con giống heo rừng rất sốt vì phong trào nuôi giống đặc sản này phát triển rầm rộ. Nhưng khi quá nhiều người nuôi, thịt heo rừng dần thành món ăn phổ thông với giá bán ngày càng giảm. Theo đó, phong trào nuôi heo rừng cũng đang lắng dần.

Bình Nguyên

 

 

 

Tin xem nhiều