Người dân ở vị trí trung tâm trong Quy hoạch tỉnh Đồng Nai:
Quy hoạch tốt, triển khai nhanh, đón 'đại bàng' đến đầu tư
.

Người dân ở vị trí trung tâm trong Quy hoạch tỉnh Đồng Nai:
Quy hoạch tốt, triển khai nhanh, đón 'đại bàng' đến đầu tư

Phạm Tùng-Kim Ngân-Hương Giang-Khắc Giới-Duy Hảo
15:15, 26/09/2024
 

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhiều lần nhấn mạnh “quy hoạch là ước mơ, nhưng muốn biến ước mơ thành hiện thực thì phải thu hút được đầu tư”. Chính vì vậy, trong nội dung của Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tạo nền tảng để đón “đại bàng”, thu hút các dòng vốn đầu tư, thu hút các nguồn lực là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Với hành lang pháp lý trong đầu tư kinh doanh sản xuất ngày càng minh bạch và vững vàng, không một dự án nào có thể triển khai mà không “bám” vào quy hoạch tỉnh.

Và hơn ai hết, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước nhiều năm qua vốn dĩ đã “rục rịch” nhắm đến Đồng Nai, hiện càng đặt rất nhiều sự quan tâm và kỳ vọng cho Quy hoạch tỉnh - văn bản pháp lý quan trọng nhất và quy mô nhất bao trùm lên mọi lĩnh vực phát triển của Đồng Nai.

 
 
 
 
 

“Có thể nói, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thể hiện vai trò là một bản thiết kế tổng quan, toàn diện, thể hiện rõ mục tiêu, tầm nhìn chiến lược của tỉnh Đồng Nai với trọng tâm là tháo gỡ những điểm nghẽn và phát huy, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Từ đó, xây dựng một môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả; môi trường sống hiện đại, nhân văn và bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Trong bức tranh tổng thể của Quy hoạch tỉnh, có rất nhiều điểm nhấn nổi bật, tạo động lực tăng trưởng mới, phát triển kinh tế xanh. Đơn cử, trong phương án phát triển các khu công nghiệp (KCN), tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 đầu tư hoàn thành 48 KCN. Như vậy, sẽ giải quyết được vấn đề thiếu quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê hiện nay, tạo điều kiện để xây dựng các KCN xanh, thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon, thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn, hiện đại, có giá trị gia tăng cao, công nghệ mới, thân thiện môi trường và gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.

Quy hoạch tỉnh là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp, nhà đầu tư chủ động trong xây dựng kế hoạch, triển khai đầu tư, kinh doanh. Đây cũng là “kim chỉ nam” để các doanh nghiệp đầu tư dự án đúng định hướng và hiệu quả.

Riêng đối với hệ thống Sonadezi, trên cơ sở Quy hoạch tỉnh và năng lực, nguồn lực đã tích lũy, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào các lĩnh vực hạ tầng KCN, khu đô thị, xây dựng, dịch vụ cảng, xử lý chất thải và nước thải công nghiệp, cung cấp nước sạch và đào tạo nhân lực. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 59%, khu vực dịch vụ chiếm 29% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Với mức vốn đầu tư lũy kế đến năm 2030 dự kiến khoảng 41 tỷ USD, Quy hoạch tỉnh sẽ mở rộng không gian và cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào việc triển khai Quy hoạch tỉnh. Sonadezi và cộng đồng DN sẽ đồng lòng, góp sức cùng hệ thống chính trị và nhân dân để quy hoạch đi vào cuộc sống, tạo những đột phá trong thời kỳ phát triển mới”.

 

“Nhận định của tôi là mục tiêu tổng thể mà Quy hoạch tỉnh Đồng Nai đặt ra là đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 rất phù hợp với xu hướng phát triển chung của Việt Nam. Với những lợi thế sẵn có, Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm kinh tế năng động, có môi trường sống hiện đại, phát triển bền vững. Quy hoạch được công bố và triển khai sẽ tạo thuận lợi cho tỉnh, doanh nghiệp, người dân phát triển kinh tế, xã hội. Theo tôi, Đồng Nai sẽ từng bước chuyển đổi dần sang kinh tế xanh, tuần hoàn và trở thành trung tâm kinh tế lớn phát triển hiện đại của Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp Đài Loan, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ quy hoạch để tìm những khu vực, dự án phù hợp để tiếp tục đầu tư mới và mở rộng đầu tư vào tỉnh trên nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên, các DN Đài Loan cũng mong muốn Sân bay Long Thành và các cơ sở hạ tầng khác sẽ đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch. Đồng Nai là nơi có tầm quan trọng lớn đối với các công ty Đài Loan. Do đó, các DN Đài Loan kỳ vọng, có quy hoạch tỉnh rồi, lĩnh vực logistics của tỉnh sẽ phát triển nhanh để giảm chi phí cho DN. Với cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều và sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn từ các công ty Đài Loan.

Bên cạnh đó, các DN Đài Loan cũng mong tỉnh chú trọng việc đào tạo, cung cấp đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho DN. Bởi trong thời gian tới, nhiều DN Đài Loan tại Đồng Nai sẽ đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao”.

Khu công nghiệp Biên Hoà 2 có nhiều doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất xanh.
Khu công nghiệp Biên Hoà 2 có nhiều doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất xanh.
 
 

“Với Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cộng đồng DN trong tỉnh rất mong tỉnh công bố quy hoạch và triển khai rộng rãi, chi tiết để DN, người dân biết rõ. Mấy năm nay, cũng vì vướng quy hoạch nên nhiều dự án trên địa bàn tỉnh bị ách tắc, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của DN. Cụ thể, dự án chậm triển khai, vốn của DN bị “ngâm” trong các công trình và vốn đầu tư đa số mượn từ ngân hàng nên dự án càng kéo dài số tiền phát sinh càng lớn.

Do đó, các DN đều mong sau khi có quy hoạch, các địa phương, sở ngành, tỉnh sẽ áp dụng nhanh để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy hoạch. DN thực hiện nhanh các công trình và sớm đưa vào khai thác sẽ góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời, có quy hoạch chi tiết, rõ ràng DN dễ dàng tìm hiểu để lựa chọn dự án thích hợp và đầu tư”.

 

“Công ty TNHH Đầu tư Long Đức (100% vốn Nhật Bản) đã đầu tư hạ tầngKCN Long Đức (huyện Long Thành) nhiều năm và thu hút được nhiều DN Nhật Bản đến đầu tư vào khu với nhiều ngành nghề khác nhau. Từ nhiều năm trước, Đồng Nai là nơi thu hút được nhiều DN nghiệp trong nước, nước ngoài đến đầu tư. Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tạo thêm các thuận lợi cho tỉnh trong thu hút đầu tư. Bởi vì trong quy hoạch tổng hợp đầy đủ các tiềm năng lợi thế của tỉnh để các DN biết rõ. Đồng Nai hiện có lợi thế là trung tâm kết nối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khi Sân bay Long Thành, các tuyến đường cao tốc, hệ thống cảng hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ giúp DN giảm bớt chi phí logistics, lợi thế của tỉnh sẽ tăng thêm.

Công ty TNHH Đầu tư Long Đức rất trông đợi quy hoạch khi triển khai thực tế sẽ tạo thuận lợi để DN triển khai nhanh hạ tầng kỹ thuật KCN Long Đức 3 (huyện Long Thành) để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê. Chúng tôi dựa vào quy hoạch của tỉnh để triển khai các KCN theo hướng “xanh, tuần hoàn”, hướng đến phát triển bền vững.

Trong quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Đồng Nai cũng nêu rõ sẽ phát triển logistics, dịch vụ, du lịch…Các DN kỳ vọng những lĩnh vực trên sẽ phát triển mạnh mẽ để hỗ trợ ngành công nghiệp và những ngành khác cùng phát triển.

Hiện các DN đang rất trông đợi tỉnh sẽ công bố rõ ràng các công trình, dự án lớn muốn thu hút đầu tư, chính sách, hồ sơ, thủ tục để DN nắm và xác định chủ điểm đầu tư. Với riêng Long Đức, ngoài những dự án đang triển khai, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu quy hoạch để chọn lựa triển khai thêm các dự án liên quan đến dịch vụ về sân bay và các lĩnh vực khác”.

 
Khu đô thị Swanbay ở Cù lao Ông Cồn, xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) được đầu tư theo
hướng xanh, thông minh.
Khu đô thị Swanbay ở Cù lao Ông Cồn, xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) được đầu tư theo hướng xanh, thông minh.
 

“Theo tôi, quy hoạch tốt sẽ giúp Đồng Nai trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Tập đoàn Amata (Thái Lan) hiện đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật 2 KCN ở Đồng Nai là Amata (thành phố Biên Hòa) và KCN công nghệ cao Long Thành (huyện Long Thành).

Bên cạnh đó, Amata còn đầu tư một số dự án khu đô thị, khu thương mại trên địa bàn tỉnh. Vì thế, Amata kỳ vọng quy hoạch được triển khai sẽ tạo thuận lợi hơn cho DN trong giải quyết các thủ liên quan đến đầu tư, đất đai. Đồng thời, Amata cũng hy vọng, tỉnh sẽ tiến hành kết nối hạ tầng giao thông các KCN với các tuyến đường chính để thuận lợi cho các DN thứ cấp đến thuê đất xây dựng nhà xưởng sản xuất.

Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng đến việc hỗ trợ các DN đi đầu trong chuyển đổi xanh về chính sách, vốn vì đầu tư xanh thường tốn kém hơn. Chuẩn bị đầy đủ các tiêu chí nhà đầu tư cần, Đồng Nai sẽ đón được nhiều vốn đầu tư của DN nước ngoài vào các lĩnh vực tỉnh cần”.

 

“Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt và công bố, với góc độ là nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp - đô thị - dịch vụ, chúng tôi kỳ vọng rất lớn khi quy hoạch này được triển khai sẽ giúp Đồng Nai trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và logistics hàng đầu của khu vực phía Nam, với sự phát triển bền vững và cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Saigontel là thành viên thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn chuyên đầu tư trên lĩnh vực phát triển hạ tầng công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Trải hơn 20 năm kinh nghiệm, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn nói chung và Saigontel nói riêng đã đưa vào khai thác hiệu quả hơn 40 KCN, hàng chục khu đô thị dịch vụ trên toàn quốc thuộc Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Long An, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh... với quy mô tổng diện tích lên đến hàng chục ngàn hécta.

Riêng tỉnh Đồng Nai, hiện nay Saigontel đang trong giai đoạn quan tâm đầu tư dự án như: KCN Hàng Gòn, Cụm công nghiệp Hàng Gòn, Cụm công nghiệp Quang Trung 1 & 2, Khu đô thị dịch vụ Long Thành...

Theo tôi, để các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được triển khai nhanh và hiệu quả thì tỉnh cần quan tâm hỗ trợ đơn giản thủ tục hành chính, đặc biệt là trong cấp giấy phép đầu tư, các thủ tục về quy hoạch, cấp phép xây dựng, và các thủ tục liên quan đến đất đai. Tỉnh cần có cơ chế linh hoạt và hỗ trợ kịp thời trong việc giải quyết các vấn đề trên. Điều này sẽ giúp các dự án được phê duyệt nhanh hơn và giảm chi phí cho DN. Bên cạnh đó, tỉnh cần triển khai chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, có biện pháp nhằm hỗ trợ DN giải quyết các vấn đề môi trường…

Chúng tôi mong đợi tỉnh Đồng Nai sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ tích cực trong các khía cạnh pháp lý, hành chính, hạ tầng, môi trường và nhân lực để đảm bảo các dự án được triển khai nhanh chóng và hiệu quả, bền vững”.

 
Sản xuất thiết bị máy móc tại Công ty TNHH Việt Nam NOK ở Khu công nghiệp Amata (thành phố Biên Hoà)
Sản xuất thiết bị máy móc tại Công ty TNHH Việt Nam NOK ở Khu công nghiệp Amata (thành phố Biên Hoà)
 

“Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 lần này được thực hiện với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh có rất nhiều điểm đột phá mới mà trước đây chúng ta không làm.

Những đột phá mới có thể nói đến như chúng ta quy hoạch phát triển đô thị theo hướng TOD kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với các nơi. Hay như việc tỉnh có hướng khai thác những quỹ đất để thu hút đầu tư, tạo nên nguồn thu ngân sách để phát triển dự án mà không phụ thuộc vào ngân sách công. Đây là điểm đột phá thứ 2 mà tôi ghi nhận. Điểm thứ 3 là tỉnh quy hoạch phát triển những khu đô thị có bản sắc, đặc thù mà cả nước chưa có như đô thị sân bay, đô thị ven sông. Ngay cả chuyện tỉnh phát triển dải kiến trúc cảnh quan ven sông là có thể nói Đồng Nai đang đi đầu trong vùng Đông Nam Bộ.

Tôi đánh giá rất cao những ý tưởng, hướng đột phá này và rất kỳ vọng sắp tới Đồng Nai sẽ có những điểm son mới trong việc phát triển kinh tế, xã hội”.

 

“Có thể nói Đồng Nai đã đến thời điểm quyết chiến lược, đây là thời điểm đặc biệt đối với việc lựa chọn tương lai cho tỉnh. Nếu chúng ta chọn lệch, chọn nhầm thì hậu quả rất lớn cho phát triển của cả vùng Đông Nam Bộ chứ không phải của riêng Đồng Nai. Bởi, chỉ riêng việc đặt Sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh tỉnh thôi cũng đã là một “cú hích” mang tính thời đại đối với Việt Nam.

Đối với đồ án Quy hoạch tỉnh, tôi đánh giá rất cao bản quy hoạch này. Là một người đã đọc mấy chục bản quy hoạch khác thì tôi đánh giá đây là một trong những bản quy hoạch về mặt chất lượng là rất tốt, một bản quy hoạch có chất lượng.

Đồng Nai có vị thế rất đắc địa, rất đặc biệt và có lịch sử phát triển đặc biệt. Với tầm quan trọng đó, trong bản quy hoạch này tôi đánh giá có 2 điểm nổi bật. Thứ nhất, bản quy hoạch không chỉ “nhìn Đồng Nai là Đồng Nai” mà nhìn trong tư thế vùng. Vùng Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước nên quy hoạch có tầm nhìn vùng, đặt Đồng Nai vào trong tư thế vùng là rất tốt.

Thứ 2 là quy hoạch đã tìm ra một khuôn khổ phát triển mà tôi cho rằng những khuôn khổ, triết lý, những nguyên tắc, những lựa chọn đột phá khá là ổn, mang tính đột phá rất rõ”.

Một góc Khu công nghiệp Biên Hoà.
Một góc Khu công nghiệp Biên Hoà.
 

 

Xem thêm bình luận