BS CKII Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế cho biết, giai đoạn 2021-2025, Sở Y tế có 5 dự án chuyển đổi số phải hoàn thành. Đầu tiên là dự án Xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh đặt tại Sở Y tế nhằm phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Sở Y tế.
BS CKII Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế cho biết, giai đoạn 2021-2025, Sở Y tế có 5 dự án chuyển đổi số phải hoàn thành. Đầu tiên là dự án Xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh đặt tại Sở Y tế nhằm phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Sở Y tế.
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh sử dụng phần mềm quản lý của bệnh viện |
Dự án Xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến với các đơn vị trực thuộc nhằm thay thế cách thức tổ chức họp tập trung một chỗ theo cách truyền thống, đảm bảo yêu cầu về cải cách hành chính.
Sau Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, ngành Y tế tiếp tục triển khai hệ thống bệnh án điện tử tại 4 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và Trung tâm Y tế H.Cẩm Mỹ. Mục tiêu nhằm xóa bệnh án giấy.
Triển khai ứng dụng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa nhằm xây dựng hệ thống y tế với các nghiệp vụ hội chẩn, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, tư vấn chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới.
Cuối cùng là dự án Cung cấp thiết bị đầu cuối công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh và quản lý hồ sơ y tế trong phạm vi toàn tỉnh.
Hiện nay, Sở Y tế đã hoàn thành báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 3 dự án, đã được Sở KH-ĐT thẩm định và đang trong giai đoạn góp ý của các sở, ngành. Sở Y tế đang tiếp tục hoàn thành báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 2 dự án còn lại trong tháng 5-2023.
Theo BS Trung, việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số nhằm thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình hoạt động của một cơ sở y tế. Qua đó, giúp đơn vị cắt giảm được chi phí vận hành, nhân viên y tế có nhiều thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân hơn. Thông qua hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời, sự hỗ trợ đắc lực của AI (trí tuệ nhân tạo), lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng nhanh chóng đưa ra những quyết định phù hợp, hiệu quả cao.
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong ngành Y tế còn tăng cường khả năng kết nối, đổi mới trang thiết bị máy móc, cải thiện hiệu quả chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, giảm tải cho nhân viên y tế, giải quyết bài toán nhân lực cho các bệnh viện.
An Yên