Năm 2020 trôi qua một cách quá chậm chạp, nhưng cũng quá nhanh. Quá nhanh vì rất nhiều điều đã xảy ra, làm biến đổi thế giới một cách nhanh chóng. Quá chậm đối với những người phải sống cách ly, không được di chuyển nhiều, không được tiếp xúc nhiều. Molly McHugh-Johnson, một chuyên gia làm việc tại Google, đã nhìn lại năm 2020 và điểm qua một số công việc Google đã thực hiện.
Năm 2020 trôi qua một cách quá chậm chạp, nhưng cũng quá nhanh. Quá nhanh vì rất nhiều điều đã xảy ra, làm biến đổi thế giới một cách nhanh chóng. Quá chậm đối với những người phải sống cách ly, không được di chuyển nhiều, không được tiếp xúc nhiều. Molly McHugh-Johnson, một chuyên gia làm việc tại Google, đã nhìn lại năm 2020 và điểm qua một số công việc Google đã thực hiện.
Rất nhiều biểu tượng cảm xúc mới ra đời trong năm 2020 |
1. Google Tìm kiếm (Search) và Google Tin tức (News) hỗ trợ mọi người trong thời kỳ đại dịch: Khi Covid-19 bắt đầu lan rộng, nhu cầu tìm kiếm để hiểu biết về đại dịch này tăng mạnh. Google đã nỗ lực để đảm bảo rằng các sản phẩm của Google - đặc biệt là Tìm kiếm và Tin tức có thể hiển thị thông tin chính xác, phù hợp. Qua TS Karen DeSalvo, Giám đốc Y tế của Google, Google đã cung cấp các thông tin về đại dịch, bao gồm cả thông tin về các loại vaccine sắp tới. Vào tháng 4, Google hợp tác với Apple sử dụng công nghệ Bluetooth để tạo ra Hệ thống thông báo tiếp xúc, hiện đang được các cơ quan y tế công cộng ở hơn 50 quốc gia, tiểu bang và khu vực sử dụng để thông báo ẩn danh cho mọi người nếu họ tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 (tương tự BlueZone tại Việt Nam).
2. Hỗ trợ các doanh nghiệp và cộng đồng: Google cam kết hỗ trợ 800 triệu đô la cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc cập nhật hồ sơ của các doanh nghiệp dễ dàng hơn nhờ những cải tiến trong Google Tìm kiếm và Google Bản đồ, đồng thời cung cấp cho họ những cách mới để giao tiếp với khách hàng. Bộ chương trình Google Career Certificate (Chứng chỉ nghề nghiệp mới của Google) hỗ trợ những người cần tìm việc làm hoặc tạo dựng sự nghiệp mới. Google cũng đã tìm ra cách để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da đen, với nguồn vốn mới dành cho người sáng lập là người da đen và trong các thuộc tính của Hồ sơ doanh nghiệp được bổ sung thêm thuộc tính là “do người da đen sở hữu”.
3. Tìm việc và giúp doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi: Cách mọi người làm việc đã thay đổi rất nhiều, chuyển từ làm việc tại cơ quan sang làm việc tại nhà. Khi nhiều người trên toàn thế giới bắt đầu làm việc tại nhà, Google đã chia sẻ tài nguyên để giúp quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn. Các chuyên gia của Google đã đưa ra các mẹo về cách làm cho môi trường làm việc tại nhà của bạn hiệu quả hơn và về các phương pháp chống mỏi mắt do nhìn màn hình quá nhiều.
4. Giúp cho việc dạy từ xa dễ dàng hơn: Google đã cung cấp các tài nguyên về cách tiếp tục học tập ngay cả khi không có kết nối internet. Bộ công cụ Anywhere School (Trường học ở mọi nơi) đã giới thiệu hơn 50 tính năng mới, như Tech Toolkit giúp cho các gia đình tự khắc phục sự cố và các cách để người hướng dẫn có thể đưa các cuộc thăm dò (poll) vào Meet. Google cũng cung cấp các công cụ mới giúp các bậc cha mẹ trở thành giáo viên.
5. Năm 2020 là năm bùng nổ các biểu tượng cảm xúc (emoji): Đại dịch khiến mọi người có nhiều cung bậc cảm xúc và khiến người ta có nhu cầu dùng những biểu tượng cảm xúc mới, như icon mặt người đeo khẩu trang, hay biểu tượng sợ hãi, lo lắng… Sự ra đời của rất nhiều những emoji mới ấy cũng là dấu ấn đặc biệt của năm 2020.
6. Những sinh vật lạ bước vào nhà bạn mà không đeo khẩu trang: Bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR), mọi người có thể dùng Google Tìm kiếm để tìm một số loài thú hoang dã, khủng long… và cho chúng xuất hiện 3D ngay trong nhà của mình với chuyển động, âm thanh y như thật.
Google Tìm kiếm và công nghệ AR khiến cho nhiều sinh vật lạ có thể xuất hiện ngay trong nhà bạn. Ảnh: Google |
7. Sự cải tiến của Google Tìm kiếm: Thay vì tìm kiếm bài hát bằng cách gõ lời hoặc đọc/lời bài hát đó cho Google Tìm kiếm, bạn sẽ làm thế nào nếu không nhớ tựa, không nhớ lời, chỉ nhớ giai điệu? Hiện giờ Google cho phép bạn tìm kiếm bài hát chỉ bằng cách ngâm nga. Những tiến bộ về Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tìm kiếm dễ tiếp cận và hữu ích hơn. Năm nay, Tìm kiếm trở nên thân thiện hơn về mặt hình ảnh, cho phép thực hiện những việc như sử dụng Google Lens để mua sắm hoặc chuyển sang AR để được trợ giúp làm bài tập về nhà.
8. Cải tiến Google Maps: Google Maps đã bước sang tuổi 15! Để đánh dấu cột mốc quan trọng này, Google Maps đã tung ra giao diện và các tính năng mới hữu ích. Google Maps cũng ra mắt bản đồ và thông tin cháy rừng theo thời gian thực. Và khi sự lan rộng của Covid-19 ảnh hưởng đến cách mọi người di chuyển trong năm nay, Maps đã phát hành nhiều tính năng mới tập trung vào việc giúp mọi người luôn được cập nhật thông tin và an toàn cũng như đưa ra quyết định về việc đi lại.
9. Thông điệp của CEO Google về việc chống hậu quả của biến đổi khí hậu: “Thế giới phải hành động ngay bây giờ nếu chúng ta muốn ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.” CEO của Google Sundar Pichai viết vào tháng 9, thông báo những nỗ lực mới nhất của Google nhằm đạt được một tương lai không có carbon và loại bỏ hoàn toàn di sản carbon của chúng ta.
10. Gọi điện video thuận tiện và dễ dàng hơn: Vào tháng 5, Google đã cung cấp Google Meet miễn phí cho tất cả mọi người. Cho đến hết tháng 3-2021, tất cả người dùng Meet miễn phí đều có thể tham gia các cuộc họp không giới hạn mà không phải lo lắng về giới hạn thời gian 60 phút. Thêm vào đó, một số tính năng mới đặc biệt nhằm giúp giáo viên dạy học qua video đã được thêm vào và Google đã chia sẻ các mẹo về cách đảm bảo mọi người đều có thể truy cập hội nghị truyền hình.
11.Thế giới đã tập trung mạnh mẽ vào sức khỏe trong thời kỳ đại dịch - bao gồm cả sức khỏe tâm thần: Google có những nhóm chuyên sâu để nghiên cứu vấn đề này, như Blue Dot, một nhóm nhân viên của Google hoạt động để bình thường hóa các cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần. Nhóm Digital Wellbeing đã làm việc để cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát và minh bạch hơn đối với ảnh selfie. Tìm kiếm đã ra mắt công cụ tự đánh giá mức độ lo lắng.
Phạm Hoài Nhân
(Theo Molly McHugh-Johnson, Google)