Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong tình hình đó, việc lan truyền thông tin giả càng khiến công tác phòng, chống dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Trong các biện pháp hạn chế tin giả nói chung, Facebook vừa tăng cường thêm giải pháp hạn chế các thông tin không đáng tin cậy về Covid-19.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong tình hình đó, việc lan truyền thông tin giả càng khiến công tác phòng, chống dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Trong các biện pháp hạn chế tin giả nói chung, Facebook vừa tăng cường thêm giải pháp hạn chế các thông tin không đáng tin cậy về Covid-19.
Màn hình thông báo cho biết thông tin được chia sẻ có liên quan đến Covid-19, nguồn gốc của thông tin và thời điểm được chia sẻ lần đầu. Sau khi cân nhắc, người dùng có thể chọn Continue (vẫn tiếp tục chia sẻ) hay Go Back (trở lại, không chia sẻ nữa) |
* Hạn chế việc chia sẻ các thông tin lỗi thời
Tháng 6 vừa qua, Facebook đã bổ sung một tính năng mới. Theo đó, khi người dùng chia sẻ một liên kết, Facebook sẽ tự động kiểm tra thời điểm nội dung trong liên kết đó ra đời và sẽ thông báo nếu nó đã quá 3 tháng.
Theo nghiên cứu của Facebook, tính kịp thời của một bài báo là yếu tố then chốt khi người dùng quyết định nội dung sẽ đọc, tin tưởng và chia sẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng kiểm tra ngày tháng trên một bài báo trước khi chia sẻ nó với người khác. Điều đó dẫn đến việc mọi người vô tình chia sẻ những tin tức cũ như một câu chuyện thời sự. Sau khi nó được chia sẻ, những người khác có thể thấy liên kết trong nguồn cấp dữ liệu của họ và cũng cho rằng nó là gần đây. Vì không có gì lạ khi mọi người chia sẻ liên kết mà không nhấp vào chúng, nên rất dễ để nội dung lỗi thời lan truyền. Vì vậy, ngay cả khi nội dung cũ là của một cơ quan đáng tin cậy, Facebook vẫn sẽ hiển thị màn hình cảnh báo.
Màn hình thông báo cho biết thông tin được chia sẻ đã cũ (hơn 1 năm). Người dùng có thể chọn Continue (vẫn tiếp tục chia sẻ) hay Go Back (trở lại, không chia sẻ nữa) |
* Thông báo khi chia sẻ các thông tin liên quan đến Covid-19
Đây là sự mở rộng của tính năng hạn chế việc chia sẻ các thông tin lỗi thời nêu trên. Theo đó, khi người dùng chia sẻ một liên kết, Facebook sẽ kiểm tra xem thông tin đó có liên quan đến Covid-19 hay không. Nếu có, Facebook sẽ hiện màn hình thông báo về nguồn gốc của liên kết (để người dùng đánh giá xem có đáng tin cậy không) và thời điểm phát hành của liên kết (để xem có lỗi thời không).
Facebook cũng sẽ hướng người dùng đến trung tâm thông tin Covid-19 chứa thông tin đáng tin cậy từ các cơ quan y tế toàn cầu. Trong một thông báo, Facebook tuyên bố: “Chúng tôi muốn đảm bảo mọi người có bối cảnh mà họ cần để đưa ra quyết định sáng suốt về những gì sẽ chia sẻ trên Facebook, đặc biệt là khi nói đến nội dung Covid-19. Vì vậy, hôm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai màn hình thông báo toàn cầu để cung cấp cho mọi người nhiều ngữ cảnh hơn về các liên kết liên quan đến Covid-19 khi họ sắp chia sẻ chúng”.
Màn hình thông báo sẽ không xuất hiện khi người dùng chia sẻ liên kết từ các cơ quan y tế đáng tin cậy như Tổ chức Y tế thế giới.
Hà An
(Theo SE Journal)