Tại buổi giám sát của Ban Văn hóa - xă hội HĐND tỉnh về kết quả thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ viên chức, nhân viên ngành Y tế và việc đào tạo sinh viên đại học y, dược chính quy theo địa chỉ sử dụng tỉnh Đồng Nai mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh cho rằng, trong 2,5 năm mà ngành Y tế thu hút, cử đi đào tạo được gần 300 bác sĩ cho thấy các nghị quyết của HĐND tỉnh khá hiệu quả.
Tại buổi giám sát của Ban Văn hóa - xă hội HĐND tỉnh về kết quả thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ viên chức, nhân viên ngành Y tế và việc đào tạo sinh viên đại học y, dược chính quy theo địa chỉ sử dụng tỉnh Đồng Nai mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh cho rằng, trong 2,5 năm mà ngành Y tế thu hút, cử đi đào tạo được gần 300 bác sĩ cho thấy các nghị quyết của HĐND tỉnh khá hiệu quả. Qua đó đã nâng số lượng bác sĩ/vạn dân giúp chăm sóc sức khỏe người bệnh được tốt hơn dù là bệnh viện công hay bệnh viện tư.
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi giám sát của Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh tại Sở Y tế về thu hút, đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng. Ảnh: An Yên |
[links()]Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách đào tạo sinh viên theo địa chỉ, thời gian tới ngành Y tế cần chủ động nâng cao trách nhiệm của mình mà trước hết là trách nhiệm phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức tuyên truyền cho các em học sinh THPT có nhu cầu, khả năng đăng ký tham gia chương trình này. “Cần tuyên truyền làm sao để chính học sinh được biết chứ không chỉ là lãnh đạo các sở, ngành và hiệu trưởng các trường. Bởi nếu các em không biết thông tin chậm trễ tham gia chương trình thì sẽ mất các chỉ tiêu mà các trường đại học y dược phân bổ cho Đồng Nai” - bà Thu Hiền lưu ý.
Bên cạnh đó, các ý kiến của đoàn giám sát cũng đề xuất ngành Y tế cần có trách nhiệm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của những sinh viên được cử đi đào tạo kể cả khi các em còn ngồi trên giảng đường và sau khi đã tốt nghiệp. Các cơ sở y tế cần bố trí công việc phù hợp để những bác sĩ trẻ có cơ hội an tâm làm việc, tránh tình trạng bác sĩ bỏ việc giữa chừng do những lý do đến từ cơ sở y tế. Bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của các nghị quyết HĐND tỉnh đưa ra là đào tạo và xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chứ không phải là thu về khoản tiền đền bù từ các bác sĩ.
Về trường hợp cơ sở 2 của Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu có 60 giường bệnh, 56 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ có 3 trong số 5 bác sĩ hiện có chứng chỉ hành nghề và trung tâm hoạt động không hiệu quả, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Ngọc Tuấn đề nghị Sở Nội vụ xem xét lại chính sách biên chế của cơ sở này, không thể để tình trạng một bộ máy quá cồng kềnh, nhiều người nhưng hoạt động không hiệu quả. Lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu cũng nên rà soát lại xem ai làm được việc thì giữ lại, ai không làm được việc thì nên tinh giản, làm gọn bộ máy.
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Ngọc Tuấn cũng cho hay, HĐND tỉnh sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung của các nghị quyết về thu hút, đào tạo bác sĩ theo địa chỉ do HĐND tỉnh ban hành những năm trước cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt sẽ lưu ý đến cơ sở pháp lư, thay đổi cơ chế, chính sách để nâng cao thu nhập cho bác sĩ, tạo môi trường làm việc thoải mái, cởi mở, an toàn cho bác sĩ, không thể bắt bác sĩ hy sinh hay cống hiến trong khi chưa đảm bảo đời sống cho họ.
Ngoài Sở Y tế, các cơ quan liên quan cần làm hết trách nhiệm của mình, phải làm đến nơi đến chốn, tránh để xảy ra tình trạng kiện tụng, dây dưa kéo dài như vừa qua.
“Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm và có sự đầu tư thích đáng cho ngành Y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vấn đề còn lại là phải có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng để nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Vì thế, thu hút và giữ chân bác sĩ, nhất là những bác sĩ giỏi là việc cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả”- ông Phạm Ngọc Tuấn nhấn mạnh.
An Yên