Báo Đồng Nai điện tử
En

Lấy bệnh nhân làm trung tâm để phục vụ

11:02, 24/02/2016

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của các bệnh viện, nhất là khi việc tăng quyền tự chủ, tăng giá viện phí sắp được triển khai.

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của các bệnh viện, nhất là khi việc tăng quyền tự chủ, tăng giá viện phí sắp được triển khai.

Quang cảnh buổi tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Đây là ý kiến của hầu hết các đại biểu tham dự buổi tọa đàm với chủ đề “Đổi mới phong cách phục vụ bệnh nhân” do Báo Đồng Nai phối hợp với Sở Y tế tổ chức ngày 24-2.

* Đổi mới bắt đầu từ con người

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, Phó giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Trương Thị Thu Hằng đã thẳng thắn nhìn nhận một thực trạng: sự thay đổi về phong cách, thái độ phục vụ hiện chưa chuyển biến đồng bộ so với sự thay đổi về cơ sở vật chất nên chỉ số hài lòng của bệnh nhân vẫn chưa cao. Muốn duy trì hoạt động và phát triển, các cơ sở y tế phải đổi mới phong cách, thái độ phục vụ theo hướng lấy người bệnh là trung tâm, là đối tượng chăm sóc, phục vụ và lấy chỉ số hài lòng của người bệnh làm thước đo về chất lượng hoạt động của mình.

Chú trọng giáo dục thay đổi nhận thức

Đồng chí Đặng Mạnh Trung, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cho rằng việc tổ chức tọa đàm về đổi mới phong cách, thái độ phục vụ là một việc làm quan trọng có ý nghĩa rất lớn, không chỉ tìm kiếm giải pháp thiết thực để đổi mới mà còn có tác động quảng bá rộng rãi chủ trương đổi mới này để tạo sự đồng thuận trong ngành cũng như trong nhân dân. Về đổi mới, nên bắt đầu từ đổi mới nhận thức, sở dĩ những tồn tại vừa qua cũng xuất phát từ nhận thức. Do đó, phải nhận thức lại, chỗ nào nhận thức đúng rồi thì nhận thức đúng hơn, chỗ nào chưa nhận thức đầy đủ phải sinh hoạt lại.
Song song đó, vấn đề hành động cũng rất quan trọng. Không riêng lãnh đạo, thầy thuốc mà cả nhân viên y tế, cần phải có việc làm cụ thể, hành động cụ thể. Ngành y tế cần tiên phong triển khai các giải pháp nâng cao y đức, nêu cao vai trò quan trọng của người đứng đầu; nâng cao trình độ năng lực của người thầy thuốc; chú trọng tạo chuyển biến trong giao tiếp ứng xử... để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Để thực hiện tốt chủ trương này, theo bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ phải bắt đầu từ cá nhân con người trong từng tổ chức. Muốn đổi mới, y bác sĩ và nhân viên y tế phải đặt mình trong tình trạng của bệnh nhân, trong tình trạng lo âu bệnh tật của bệnh nhân, vì có đặt vào tình cảnh của họ mới hiểu để có hành động cụ thể. Việc đổi mới phải từ tác phong, biểu cảm, cách ăn nói, cách ứng xử cho đúng mực, cần xem bệnh nhân như người nhà của mình để phục vụ cho tốt.

Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Lê Thị Phương Trâm cũng cho biết năm 2016, bệnh viện sẽ triển khai hàng loạt các giải pháp cụ thể để đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, như: tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các cán bộ, nhân viên y tế. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng sẽ triển khai thi đua giữa các khoa về sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân; khảo sát sự hài lòng của nhân viên với khoa, phòng và ban giám đốc.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Mạnh Trung phát biểu tại buổi tọa đàm.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Mạnh Trung phát biểu tại buổi tọa đàm.

Trong khi đó, bác sĩ Sử Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, lại có cách nhìn mới khi cho rằng chủ trương đổi mới không phải là cái gì quá mới mà thực tế bệnh viện đã chú trọng triển khai thực hiện trước đó, hiện nay chỉ tiếp tục làm cho tốt hơn. “Tôi thường nói với cán bộ, nhân viên trong bệnh viện, cơ sở vật chất của chúng ta có thể không đẹp như nhiều bệnh viện khác; trình độ chuyên môn còn hạn chế hơn nhưng bắt buộc chúng ta phải có tấm lòng hơn những nơi khác. Đôi khi những lời nói vô cùng nhỏ lại trám vừa khít khe nứt của trái tim” - bác sĩ Sử Sơn chia sẻ.

* Nhân viên y tế cũng là khách hàng

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế, đó chính là đời sống, thu nhập còn thấp, chưa tương xứng với áp lực công việc. Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho hay, thực tế có một số bất công đối với ngành y tế. Bởi trong quá trình hoạt động, không thể không xảy ra sai sót chuyên môn, nhưng khi xảy ra, thường bị dư luận nâng lên thành đạo đức ngành y. điều này vô tình gây ức chế cho nhân viên y tế.
Bác sĩ Trung cũng cho biết qua đường dây nóng của ngành y tế, người bệnh đa số phàn nàn việc nhân viên y tế giải thích không kỹ. Điều này là do áp lực công việc, trình độ chuyên môn chưa tới, nên đùn đẩy một cách không khéo léo, khiến cho bệnh nhân bức xúc. Nếu không khắc phục được điều này, mâu thuẫn giữa nhân viên y tế và bệnh nhân khó mà chấm dứt.

 Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn phát biểu bế mạc buổi tọa đàm.
Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn phát biểu bế mạc buổi tọa đàm.
Nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế

Để chủ trương đổi mới đi vào thực chất, Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn đề nghị trong thời gian tới, các cơ sở khám, chữa bệnh phải lấy người bệnh làm trung tâm để phục vụ. Theo đó, tiếp tục tăng cường công tác truyền thông giáo dục đối với nhân viên y tế về trách nhiệm với người bệnh qua tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử; tiếp tục đổi mới tư duy trong tinh thần phục vụ người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, trách nhiệm đối với cán bộ của các khoa, phòng, các bác sĩ, điều dưỡng, đánh giá vấn đề thực hiện, chấn chỉnh sai sót của các cá nhân, tập thể.

Ngoài ra, phải tăng cường thi đua khen thưởng, biểu dương cá nhân, tập thể làm tốt để động viên kịp thời; kiên quyết xử lý đối với cá nhân thực hiện chưa tốt về quy tắc ứng xử, làm gương cho cán bộ khác. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các đơn vị, song song cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin giảm thời gian chờ đợi, đặc biệt ở khâu chờ khám, cấp thuốc, thanh toán. Tiếp tục quan tâm chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên y tế để họ có thể yên tâm công tác. Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Y tế cũng mong báo chí song hành với ngành y tế, tuyên truyền việc thực hiện chủ trương đổi mới cũng như giám sát việc thực hiện đổi mới này để giúp ngành y tế khắc phục những thiếu sót, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Bác sĩ Bùi Văn Xờ, Trưởng phòng khám đa khoa Tam Đức, cho rằng một bác sĩ đào tạo 5-6 năm nhưng thu nhập hiện nay còn quá thấp, từ đó tác động đến quan hệ người thầy thuốc, nhân viên y tế với bệnh nhân, có thể làm cho năng suất lao động giảm. Do đó, lãnh đạo các cơ sở y tế cũng cần coi nhân viên y tế là khách hàng của mình, phải làm sao để người lao động có thu nhập cao; cần tính thu nhập tăng theo năng suất lao động, làm nhiều, hưởng nhiều để tạo sự công bằng, để giữ chân bác sĩ giỏi, nhân viên giỏi. đây cũng là cách thu hút, giữ chân bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

Đồng tình với quan điểm này, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bùi Thị Liễu chia sẻ: “Chúng tôi quan tâm đến áp lực của ngành y tế cả về chế độ đãi ngộ, cơ sở vật chất. Thực tế muốn đổi mới phong cách, thái độ phục vụ phải làm sao cho đời sống cán bộ y tế, nhân viên tăng cao thêm cho cán bộ, nhân viên y tế yên tâm công tác”.

Ngọc Thư

[links()]

 



 

Tin xem nhiều