Báo Đồng Nai điện tử
En

Không chủ quan với cúm A/H7N9

09:04, 07/04/2013

Theo tinh thần chỉ đạo khẩn cấp của Bộ Y tế về công tác chuẩn bị cho việc đối phó với dịch cúm A/H7N9, Sở Y tế đang xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh để phân công cụ thể đối với các Sở: Y tế, Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Công thương và một số đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động phòng chống dịch bệnh này.

Theo tinh thần chỉ đạo khẩn cấp của Bộ Y tế về công tác chuẩn bị cho việc đối phó với dịch cúm A/H7N9, Sở Y tế đang xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh để phân công cụ thể đối với các Sở: Y tế, Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Công thương và một số đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động phòng chống dịch bệnh này.

Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Cao Trọng Ngưỡng cho biết: “Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch cúm A/H7N9 hiện mới được phát hiện tại Trung Quốc, chưa xuất hiện tại Việt Nam và cũng chưa có dấu hiệu cho thấy dịch bệnh này lây từ người sang người. Vì thế, người dân không nên quá hoang mang, nhưng cũng không vì thế mà chủ quan. Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9 lây từ gia cầm sang người, người dân nên hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; thực hiện ăn chín uống sôi; vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ; khi phát hiện gia cầm bệnh hoặc chết, phải thông báo kịp thời với chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; nếu thấy trong người có triệu chứng sốt cao, khó thở, phù phổi… nên đến ngay cơ sở y tế để được phát hiện bệnh”.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, cúm A/H7N9 là loại bệnh cúm gồm nhiều chủng, như: H7N2, H7N3, H7N7... có gen từ nguồn gốc gia cầm. Các chủng cúm này thường chỉ gây bệnh nhẹ ở người và không gây tử vong. Tuy nhiên, chủng cúm H7N9 lần đầu tiên xuất hiện và có độc lực khá mạnh, gây tử vong cao, tương đương với virus cúm A/H5N1. Hiện Trung Quốc đã có 6 trường hợp tử vong được xác định là nhiễm cúm A/H7N9.

Phương Uyên

 

 

Tin xem nhiều