Báo Đồng Nai điện tử
En

Nỗi lo và trách nhiệm

07:12, 23/12/2017

Tại Hàn Quốc, UNESCO vừa chính thức vinh danh nghệ thuật bài chòi Trung bộ của Việt Nam là Di sản văn hóa  phi vật thể  đại diện của nhân loạiĐây là thành qu sau nhiu năm n lc phc dng li b môn ngh thut truyn thng này ti các tnh duyên hi Trung b nước ta

Tại Hàn Quốc, UNESCO vừa chính thức vinh danh nghệ thuật bài chòi Trung bộ của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạiĐây là thành qu sau nhiu năm n lc phc dng li b môn ngh thut truyn thng này ti các tnh duyên hi Trung b nước ta.

Nghệ thuật bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể thứ 12 của Việt Nam được UNESCO vinh danh trong những năm qua cùng với: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan h Bc Ninh, Ca trù, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát xoan, Tín ngưỡng th cúng Hùng Vương Phú Th, Đờn ca tài t Nam bộ, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ người Việt.

Suốt những ngày qua, trên trang cá nhân của mình, những nghệ sĩ gắn bó lâu năm với môn nghệ thuật dân gian đặc sắc này không giấu được niềm vui và tự hào khi nghệ thuật bài chòi được vinh danh như vậy. Tuy nhiên, bên cạnh đó họ cũng bộc lộ một nỗi lo về tương lai cũng như hướng đi cho bài chòi trong tương lai gần cũng như xa.

Nhìn lại quá trình bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được vinh danh của nước ta trước đây thì có thể thấy nỗi lo ấy không phải không có căn cứ. Ví như không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thực tế đang bị mai một trong đời sống sinh hoạt cộng đồng người dân tộc bản xứ đã sản sinh ra nó và hầu như chỉ xuất hiện trong các nghi lễ hay giao lưu du lịch. Hay như nghệ thuật hát xoan đến nay vẫn chưa thoát khỏi danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.

Cũng giống không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hay nghệ thuật hát xoan, ngh thut bài chòi cũng là mt môn ngh thut xut phát t dân gian và suốt mấy trăm năm qua nó luôn tồn tại trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân gian. Qua năm tháng, bộ môn nghệ thuật đặc sắc này có phần bị mai một khá trầm trọng. Đó là lý do vì sao các cơ quan chc năng m các hi tho, lp các nhóm chuyên gia sưu tm, lưu gi bng hình thc đa phương tin nhng tinh hoa ca bài chòi đang tn mác trong dân gian. Khoảng gần 10 năm trở lại đây, nghệ thuật bài chòi cổ được phục dựng và quảng bá khá nhiều ở các tỉnh trung bộ, liên hoan ca kịch bài chòi cổ cũng được thường xuyên tổ chức.

Tuy nhiên, chừng đó nỗ lực chắc chắn chưa phải là điều kiện đủ để môn nghệ thuật này được gìn giữ thật sự. Bởi như trên đã nói, môn nghệ thuật này sản sinh và sống trong đời sống dân gian chứ không phải trong bảo tàng, hay trên các sân khấu bác học. Nên việc phải làm sao để cho nó tiếp tc có đời sng và ch đứng trong tâm thc dân gian - nơi không gian văn hóa cng đồng vn có xưa nay ca nó mi là điu cn lưu tâm và đặt câu hi.

Thứ đến, cơ quan chức năng vẫn chưa có những mục tiêu dài hạn để bảo tồn và phát huy môn nghệ thuật này, như: đào tạo một thế hệ nghệ sĩ trẻ đủ đam mê và tầm vóc để gìn giữ nó, việc giới thiệu nghệ thuật bài chòi cũng như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc vẫn chưa được chú trọng trong nhà trường phổ thông để gieo vào các em tình yêu đối với nghệ thuật dân tộc, chưa xây dựng được các thiết chế cần thiết để liên hiệp và hỗ trợ cho các môn nghệ thuật này đứng trước cơn bão thay đổi nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người hiện đại…

Chưa nói xa xôi, chỉ chừng đó đã đủ thấy khi mà vinh dự càng cao thì trách nhiệm và nỗi âu lo của những người có trách nhiệm và quan tâm đến nghệ thuật truyền thống dân tộc là không hề nhỏ.

Lê Trọng Nhã Anh

Tin xem nhiều