Không lâu sau cuộc đối thoại giảm căng thẳng Mỹ - Trung tại Alaska (Mỹ) kết thúc không thành công, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thực hiện chuyến công du đến 6 quốc gia Trung Đông, trong đó có các đồng minh của Washington, bao gồm Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, UAE, Bahrain và Oman.
Không lâu sau cuộc đối thoại giảm căng thẳng Mỹ - Trung tại Alaska (Mỹ) kết thúc không thành công, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thực hiện chuyến công du đến 6 quốc gia Trung Đông, trong đó có các đồng minh của Washington, bao gồm Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, UAE, Bahrain và Oman.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Riyadh, Saudi Arabia ngày 24-3. Ảnh: Reuters |
Chuyến thăm Trung Đông của ông Vương Nghị gửi tín hiệu đến Washington rằng Trung Quốc sẵn sàng cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở khu vực này. Tại các điểm đến, Ngoại trưởng Trung Quốc đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất hợp tác bao gồm ủng hộ sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng công lý và bình đẳng, đạt được mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân, hợp tác để đạt được an ninh tập thể, và đẩy nhanh hợp tác phát triển.
Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc khẳng định nước này ủng hộ và đóng góp cho hòa bình và phát triển ở Trung Đông. Cam kết này cho thấy một sự thay đổi về cách tiếp cận của Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề ở khu vực Trung Đông. Theo đó, Bắc Kinh sẽ thể hiện vai trò chủ động hơn, trong khi vẫn đảm bảo được sự “không can thiệp”. Cách tiếp cận này giúp Trung Quốc chiếm được “thiện cảm” của Trung Đông, giữa lúc làn sóng phản đối Mỹ đang tăng cao do những cáo buộc can dự trực tiếp vào khu vực của Washington.
Thúc đẩy quan hệ với Trung Đông cũng nằm trong kế hoạch của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” đầy tham vọng của Bắc Kinh. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc cạnh tranh địa chiến lược ngày một gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ.
Quốc Trung