Phản ứng trước việc Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng chính sách kiềm chế Moskva là vô ích, hoàn toàn không có triển vọng. Theo ông Putin, đây không phải chuyện về sự cạnh tranh tự nhiên đối với các mối quan hệ quốc tế, mà là một "đường lối nhất quán và rất hung hăng" nhằm phá vỡ sự phát triển của Nga.
Phản ứng trước việc Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng chính sách kiềm chế Moskva là vô ích, hoàn toàn không có triển vọng. Theo ông Putin, đây không phải chuyện về sự cạnh tranh tự nhiên đối với các mối quan hệ quốc tế, mà là một “đường lối nhất quán và rất hung hăng” nhằm phá vỡ sự phát triển của Nga.
Cao ủy của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Moskva(Nga) ngày 5-2. Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga |
Trước đó, ngày 22-2, EU quyết định trừng phạt Nga với lý do từ chối yêu cầu thả tự do cho nhân vật đối lập Alexei Navalny. Quyết định này là bước đi tiếp theo trong chiến lược kiềm chế Nga của EU, sau các quyết định trừng phạt Moskva liên quan đến xung đột ở miền Đông Ukraine, Nga sáp nhập bán đảo Crimea (2014); các vụ đầu độc cựu điệp viên Alexander Litvinenko (2006), Sergei Skripal (2018), Alexei Navalny (2020)…
Điều này cho thấy “trừng phạt” là “liều thuốc ưa thích” của Phương Tây nhằm vào Nga, dù vậy, với những gì đã và đang diễn ra cũng cho thấy “thuốc đã bị lờn” do Moskva đã tạo được “kháng thể” đủ mạnh.
Các lệnh trừng phạt nhiều năm qua nhằm gây áp lực, cô lập Nga. Việc cấm vận tuy gây ra cho Moskva nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Nga vẫn đứng vững. Ngược lại, cấm vận cũng tác động tiêu cực trở lại đối với nhiều nước EU. Trên thực tế, nội bộ EU chia rẽ vì lợi ích khác nhau trong quan hệ với Nga. Pháp, Đức và một số nước kêu gọi tiếp cận có mục tiêu hơn, mang tính chính trị chứ không tập trung vào kinh tế.
Quốc Trung