Phóng viên TTXVN tại Geneva đưa tin ngày 18/5, theo yêu cầu của 25 nước thành viên và 37 nước quan sát viên, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành Phiên họp Đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong đó có Đông Jerusalem.
Phóng viên TTXVN tại Geneva đưa tin ngày 18/5, theo yêu cầu của 25 nước thành viên và 37 nước quan sát viên, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành Phiên họp Đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong đó có Đông Jerusalem.
Phát biểu tại phiên họp, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và đại diện hơn 80 quốc gia, tổ chức quốc tế đã chia sẻ sự quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực leo thang, lên án việc lạm dụng vũ khí sát thương làm nhiều dân thường Palestine thiệt mạng và bị thương, kêu gọi tìm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột trên cơ sở hai nhà nước Palestine và Israel cùng tồn tại trong hòa bình và an ninh.
Các nước cũng kêu gọi tiến hành điều tra quốc tế độc lập về những vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Bên cạnh đó, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cho rằng không có lý do nào đủ để biện hộ cho việc sử dụng vũ khí sát thương chống lại người dân thường.
Các nước Arab lên án việc Mỹ quyết định chuyển đại sứ quán nước này ở Israel đến Jerusalem, vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc, tạo thêm bất ổn cho tình hình. Trong khi đó, Israel và Mỹ cho rằng Israel thực hiện quyền tự vệ và chống lại các hành động kích động bạo lực của phong trào Hamas.
Mỹ nhấn mạnh việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tiếp tục các hành động chống lại Israel, triệu tập phiên họp này cho thấy sự yếu kém của cơ quan này. Mỹ cũng cho rằng mức độ bạo lực nhỏ hơn so với các vi phạm nhân quyền tại các nơi khác trên thế giới; không công bằng khi Hội đồng Nhân quyền bỏ thời gian, nguồn lực vào điều tra sự việc vừa qua, trong khi không điều tra những vi phạm ở nhiều nơi khác.
[LHQ họp phiên đặc biệt về tình hình nhân quyền tại Palestine]
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, nói rằng Việt Nam quan tâm theo dõi và bày tỏ quan ngại trước tình trạng bạo lực leo thang tại Dải Gaza những ngày qua, làm chết và bị thương nhiều người Palestine; kêu gọi kiềm chế, phản đối sử dụng vũ lực, chấm dứt leo thang căng thẳng, giải quyết tình hình thông qua các biện pháp hòa bình, nỗ lực tìm kiếm giải pháp toàn diện, công bằng, bền vững, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và lợi ích chính đáng của các bên liên quan cũng như hòa bình, ổn định ở khu vực.
Đại sứ nhấn mạnh mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nghị quyết của Liên hợp quốc, với sự đồng thuận của các bên liên quan. Đại sứ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine, ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine.
Kết thúc phiên họp, Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết về vi phạm luật quốc tế liên quan tới các vụ biểu tình quy mô lớn tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng với 29 phiếu thuận, 14 phiếu trắng và hai phiếu chống (Mỹ, Australia), với nội dung chính là lên án các hành vi bạo lực mù quáng, không tương xứng chống lại thường dân, yêu cầu chấm dứt bạo lực, và quyết định thành lập một Ủy ban điều tra quốc tế độc lập để điều tra về vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, nhất là tại Dải Gaza và trình bày báo cáo tại Khóa 39 và 40 của Hội đồng Nhân quyền (lần lượt vào tháng 9/2018 và tháng 3/2019)./.
Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: Hoàng Hoa/TTXVN) |
Các nước cũng kêu gọi tiến hành điều tra quốc tế độc lập về những vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Bên cạnh đó, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cho rằng không có lý do nào đủ để biện hộ cho việc sử dụng vũ khí sát thương chống lại người dân thường.
Các nước Arab lên án việc Mỹ quyết định chuyển đại sứ quán nước này ở Israel đến Jerusalem, vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc, tạo thêm bất ổn cho tình hình. Trong khi đó, Israel và Mỹ cho rằng Israel thực hiện quyền tự vệ và chống lại các hành động kích động bạo lực của phong trào Hamas.
Mỹ nhấn mạnh việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tiếp tục các hành động chống lại Israel, triệu tập phiên họp này cho thấy sự yếu kém của cơ quan này. Mỹ cũng cho rằng mức độ bạo lực nhỏ hơn so với các vi phạm nhân quyền tại các nơi khác trên thế giới; không công bằng khi Hội đồng Nhân quyền bỏ thời gian, nguồn lực vào điều tra sự việc vừa qua, trong khi không điều tra những vi phạm ở nhiều nơi khác.
[LHQ họp phiên đặc biệt về tình hình nhân quyền tại Palestine]
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, nói rằng Việt Nam quan tâm theo dõi và bày tỏ quan ngại trước tình trạng bạo lực leo thang tại Dải Gaza những ngày qua, làm chết và bị thương nhiều người Palestine; kêu gọi kiềm chế, phản đối sử dụng vũ lực, chấm dứt leo thang căng thẳng, giải quyết tình hình thông qua các biện pháp hòa bình, nỗ lực tìm kiếm giải pháp toàn diện, công bằng, bền vững, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và lợi ích chính đáng của các bên liên quan cũng như hòa bình, ổn định ở khu vực.
Đại sứ nhấn mạnh mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nghị quyết của Liên hợp quốc, với sự đồng thuận của các bên liên quan. Đại sứ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine, ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine.
Kết thúc phiên họp, Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết về vi phạm luật quốc tế liên quan tới các vụ biểu tình quy mô lớn tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng với 29 phiếu thuận, 14 phiếu trắng và hai phiếu chống (Mỹ, Australia), với nội dung chính là lên án các hành vi bạo lực mù quáng, không tương xứng chống lại thường dân, yêu cầu chấm dứt bạo lực, và quyết định thành lập một Ủy ban điều tra quốc tế độc lập để điều tra về vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, nhất là tại Dải Gaza và trình bày báo cáo tại Khóa 39 và 40 của Hội đồng Nhân quyền (lần lượt vào tháng 9/2018 và tháng 3/2019)./.
(TTXVN/VIETNAM+)