Giới chức Mỹ ngày 10/5 cho biết Nhà Trắng muốn tiếp tục các cuộc thanh sát ngẫu nhiên các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà 6 cường quốc ký với Iran hồi năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Giới chức Mỹ ngày 10/5 cho biết Nhà Trắng muốn tiếp tục các cuộc thanh sát ngẫu nhiên các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà 6 cường quốc ký với Iran hồi năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Một quan chức cấp cao thuộc chính quyền Mỹ cho biết Nhà Trắng hy vọng Iran sẽ tiếp tục thực hiện Nghị thức Bổ sung (AP) và hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dù JCPOA còn tồn tại hay không. Tuy nhiên, giới chức Mỹ đang hoài nghi về việc JCPOA có thể tồn tại bao lâu, đặc biệt là sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào những công ty châu Âu hoạt động tại Iran.
Trong khi đó, các chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân cảnh báo một cánh cửa giúp quan sát các hoạt động hạt nhân của Iran có thể bị xóa bỏ. Theo các chuyên gia, Iran không có trách nhiệm phải thực thi bất cứ điều khoản nào của thỏa thuận hạt nhân hoặc AP, một khi thỏa thuận này sụp đổ.
Trong cuộc điện đàm diễn ra cùng ngày 10/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc tế và khu vực, cũng như cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo xác nhận cam kết giữa hai nước về việc hợp tác với 5 cường quốc còn lại nhằm đóng góp cho thỏa thuận hạt nhân, đồng thời phối hợp các biện pháp liên quan đến vấn đề này.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp với người đồng cấp Đức Heiko Maas tại thủ đô Moskva, trong đó hai bên đã nhất trí rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran cần được duy trì. Ông Mass thông báo kế hoạch tổ chức một cuộc họp vào tuần tới với Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini, cùng các ngoại trưởng của Anh, Pháp và có thể một số nước khác nhằm thảo luận vấn đề này.
Theo báo Guardian, các ngoại trưởng thuộc các nước thành viên EU dự kiến nhóm họp tại London (Anh) vào ngày 14/5 tới nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. Cuộc họp dự kiến sẽ có sự tham gia của cả Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nhằm tái đảm bảo với Tehran rằng thỏa thuận hạt nhân vẫn “có thể cứu vãn được.”
Trong bài phát biểu vào chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA. Việc Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đã vấp phải sự phản đối của Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nga, Pháp, Đức và Anh.
Bất chấp quyết định của Washington, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố vẫn kiên trì với thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời đảm bảo rằng Tehran sẽ không phải đối mặt với bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU, vốn đã được dỡ bỏ theo quy định của thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015./.
Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak tại thành phố Arak, miền Trung Iran. (Nguồn: AP/TTXVN) |
Trong khi đó, các chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân cảnh báo một cánh cửa giúp quan sát các hoạt động hạt nhân của Iran có thể bị xóa bỏ. Theo các chuyên gia, Iran không có trách nhiệm phải thực thi bất cứ điều khoản nào của thỏa thuận hạt nhân hoặc AP, một khi thỏa thuận này sụp đổ.
Trong cuộc điện đàm diễn ra cùng ngày 10/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc tế và khu vực, cũng như cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo xác nhận cam kết giữa hai nước về việc hợp tác với 5 cường quốc còn lại nhằm đóng góp cho thỏa thuận hạt nhân, đồng thời phối hợp các biện pháp liên quan đến vấn đề này.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp với người đồng cấp Đức Heiko Maas tại thủ đô Moskva, trong đó hai bên đã nhất trí rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran cần được duy trì. Ông Mass thông báo kế hoạch tổ chức một cuộc họp vào tuần tới với Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini, cùng các ngoại trưởng của Anh, Pháp và có thể một số nước khác nhằm thảo luận vấn đề này.
Theo báo Guardian, các ngoại trưởng thuộc các nước thành viên EU dự kiến nhóm họp tại London (Anh) vào ngày 14/5 tới nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. Cuộc họp dự kiến sẽ có sự tham gia của cả Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nhằm tái đảm bảo với Tehran rằng thỏa thuận hạt nhân vẫn “có thể cứu vãn được.”
Trong bài phát biểu vào chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA. Việc Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đã vấp phải sự phản đối của Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nga, Pháp, Đức và Anh.
Bất chấp quyết định của Washington, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố vẫn kiên trì với thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời đảm bảo rằng Tehran sẽ không phải đối mặt với bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU, vốn đã được dỡ bỏ theo quy định của thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015./.
(TTXVN/VIETNAM+)