Tập đoàn điện tử Toshiba - vốn được đánh giá là đại diện cho nền kinh tế Nhật Bản, đang đứng trước nguy cơ phá sản, buộc tập đoàn này phải gấp rút đưa ra chiến lược tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tập đoàn điện tử Toshiba - vốn được đánh giá là đại diện cho nền kinh tế Nhật Bản, đang đứng trước nguy cơ phá sản, buộc tập đoàn này phải gấp rút đưa ra chiến lược tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dẫn báo Yomiuri, phóng viên TTXVN tại Tokyo cho biết theo số liệu kế toán từ tháng 4 đến tháng 12/2016, Toshiba đã thua lỗ 712,5 tỷ yên (gần 6,3 tỷ USD) liên quan đến lĩnh vực kinh doanh điện hạt nhân tại Mỹ.
Trong khi đó, cổ phiếu của Toshiba chốt phiên giao dịch ngày 17/2 tiếp tục đà lao dốc, giảm tới 9,2% do các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ cổ phiếu này bị loại khỏi danh sách các cổ phiếu chủ lực của Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo.
Các cổ phiếu của Toshiba đã mất giá khoảng 60% kể từ tháng 12/2016 khi tập đoàn này lần đầu tiên công bố báo cáo tài chính trong lĩnh vực điện hạt nhân.
Cùng ngày 17/2, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) của Mỹ cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Toshiba, trong khi Tập đoàn công nghiệp hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi cũng bác bỏ khả năng đàm phán về một thỏa thuận giúp vực dậy lĩnh vực điện hạt nhân của "gã khổng lồ" thiết bị điện tử.
Trong bối cảnh tình hình tài chính liên tục đón nhận tin xấu, giới phân tích dự báo nhiều khả năng vào tháng 3 tới, Toshiba sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng với số nợ hơn 1,3 tỷ USD.
Ban lãnh đạo Toshiba đang xem xét hàng loạt biện pháp tái cơ cấu. Ngoài việc giảm quy mô hoạt động kinh doanh điện nguyên tử, lĩnh vực được cho là “hái ra tiền” của Toshiba là thiết bị bán dẫn cũng bị phân tách để bán bớt, sau đó tập đoàn này dự kiến sẽ gây dựng lại từ việc thành lập doanh nghiệp mới.
Toshiba chủ trương nâng tỷ lệ đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài lên trên 50% từ mức 20% hiện nay, trong đó kinh doanh thiết bị bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ vốn.
Trước đó, ngày 14/2 vừa qua, Toshiba đã xin gia hạn nộp báo cáo tài chính lên Sở Giao dịnh chứng khoán Tokyo vì có thông tin nội bộ cho thấy thua lỗ tại nhà máy điện hạt nhân Mỹ Westing House được tập đoàn này mua lại vào năm 2006, cũng như thua lỗ từ thương vụ mua lại công ty điện hạt nhân Chicago Bridge & Iron (CBI) vào năm 2015.
Nếu chưa có sự xác nhận của các công ty kiểm toán, số liệu trong báo cáo tài chính của Toshiba có nội dung trên vẫn chưa thể xác định.
Theo giới phân tích, những khó khăn trong lĩnh kinh doanh điện hạt nhân của Toshiba, tập đoàn đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản, sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Nhật Bản.
Để kiềm chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng từ Toshiba, trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản có thể cần phải tăng cường trao đổi nắm tình hình đầy đủ giữa các nhà máy điện hạt nhân, doanh nghiệp kinh doanh liên quan điện hạt nhân với cơ quan hữu quan của chính phủ và địa phương./.
Toshiba đứng trước nguy cơ phá sản. (Nguồn: post-gazette.com) |
Dẫn báo Yomiuri, phóng viên TTXVN tại Tokyo cho biết theo số liệu kế toán từ tháng 4 đến tháng 12/2016, Toshiba đã thua lỗ 712,5 tỷ yên (gần 6,3 tỷ USD) liên quan đến lĩnh vực kinh doanh điện hạt nhân tại Mỹ.
Trong khi đó, cổ phiếu của Toshiba chốt phiên giao dịch ngày 17/2 tiếp tục đà lao dốc, giảm tới 9,2% do các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ cổ phiếu này bị loại khỏi danh sách các cổ phiếu chủ lực của Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo.
Các cổ phiếu của Toshiba đã mất giá khoảng 60% kể từ tháng 12/2016 khi tập đoàn này lần đầu tiên công bố báo cáo tài chính trong lĩnh vực điện hạt nhân.
Cùng ngày 17/2, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) của Mỹ cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Toshiba, trong khi Tập đoàn công nghiệp hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi cũng bác bỏ khả năng đàm phán về một thỏa thuận giúp vực dậy lĩnh vực điện hạt nhân của "gã khổng lồ" thiết bị điện tử.
Trong bối cảnh tình hình tài chính liên tục đón nhận tin xấu, giới phân tích dự báo nhiều khả năng vào tháng 3 tới, Toshiba sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng với số nợ hơn 1,3 tỷ USD.
Ban lãnh đạo Toshiba đang xem xét hàng loạt biện pháp tái cơ cấu. Ngoài việc giảm quy mô hoạt động kinh doanh điện nguyên tử, lĩnh vực được cho là “hái ra tiền” của Toshiba là thiết bị bán dẫn cũng bị phân tách để bán bớt, sau đó tập đoàn này dự kiến sẽ gây dựng lại từ việc thành lập doanh nghiệp mới.
Toshiba chủ trương nâng tỷ lệ đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài lên trên 50% từ mức 20% hiện nay, trong đó kinh doanh thiết bị bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ vốn.
Trước đó, ngày 14/2 vừa qua, Toshiba đã xin gia hạn nộp báo cáo tài chính lên Sở Giao dịnh chứng khoán Tokyo vì có thông tin nội bộ cho thấy thua lỗ tại nhà máy điện hạt nhân Mỹ Westing House được tập đoàn này mua lại vào năm 2006, cũng như thua lỗ từ thương vụ mua lại công ty điện hạt nhân Chicago Bridge & Iron (CBI) vào năm 2015.
Nếu chưa có sự xác nhận của các công ty kiểm toán, số liệu trong báo cáo tài chính của Toshiba có nội dung trên vẫn chưa thể xác định.
Theo giới phân tích, những khó khăn trong lĩnh kinh doanh điện hạt nhân của Toshiba, tập đoàn đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản, sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Nhật Bản.
Để kiềm chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng từ Toshiba, trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản có thể cần phải tăng cường trao đổi nắm tình hình đầy đủ giữa các nhà máy điện hạt nhân, doanh nghiệp kinh doanh liên quan điện hạt nhân với cơ quan hữu quan của chính phủ và địa phương./.
(TTXVN/VIETNAM+)