Theo bài viết đăng trên trang mạng của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor (Mỹ) ngày 20/2, Triều Tiên lâu nay vẫn nỗ lực phát triển khả năng đánh chặn toàn diện bằng vũ khí hạt nhân và hiện nước này đang đạt được nhiều tiến bộ.
Theo bài viết đăng trên trang mạng của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor (Mỹ) ngày 20/2, Triều Tiên lâu nay vẫn nỗ lực phát triển khả năng đánh chặn toàn diện bằng vũ khí hạt nhân và hiện nước này đang đạt được nhiều tiến bộ.
Ngày 12/2, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Pukkuksong-2, chứng tỏ mục tiêu từng một thời xa vời của họ giờ đã trở thành hiện thực.
Trên thực tế, gần đây Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử tên lửa và hạt nhân, khiến nhiều đối thủ phải quan ngại.
Và sẽ không có chuyện Bình Nhưỡng sớm từ bỏ chương trình hạt nhân của mình dù nước này có tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai.
Thay vào đó, họ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân nhằm mục đích đảm bảo an ninh cho đất nước.
Trong bối cảnh đó, các cường quốc khu vực và toàn cầu buộc phải điều chỉnh chiến lược quân sự để thích nghi.
Theo Stratfor, những tên lửa tối tân của triều Tiên đang buộc Mỹ và các đồng minh khu vực phải có phản ứng, trong đó Hàn Quốc là quốc gia bị đe dọa nhiều nhất.
Seoul chỉ cách Bình Nhưỡng 195km, và không chỉ nằm trong tầm bắn của kho vũ khí thông thường của Triều Tiên, mà còn dễ trở thành mục tiêu tấn công hạt nhân.
Triều Tiên có thể dễ dàng tấn công Hàn Quốc bằng máy bay hoặc tên lửa. Để đề phòng một vụ tấn công như vậy, Hàn Quốc sẽ phải củng cố các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Song đây là nhiệm vụ không dễ dàng gì vì Triều Tiên có quá nhiều tên lửa để tấn công Hàn Quốc nếu họ muốn.
Bên cạnh đó, Pukkuksong-2 cũng là một mối đe dọa đối với Nhật Bản. Tầm bắn của tên lửa này đủ xa để có thể tấn công bất kỳ khu vực nào ở Nhật Bản.
Tương tự Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa, song Tokyo cũng nhận thức rằng phòng thủ tên lửa chỉ là một phần của nhóm giải pháp đối với vấn đề Triều Tiên.
Hệ quả là, cả hai nước đều đang quyết tâm chuyển sang hướng tìm kiếm những phương tiện nhằm vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, trước khi bị Bình Nhưỡng tấn công./.
Bản tin truyền hình Hàn Quốc về một vụ thử tên lửa của Triều Tiên. (Nguồn: EPA/TTXVN) |
Trên thực tế, gần đây Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử tên lửa và hạt nhân, khiến nhiều đối thủ phải quan ngại.
Và sẽ không có chuyện Bình Nhưỡng sớm từ bỏ chương trình hạt nhân của mình dù nước này có tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai.
Thay vào đó, họ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân nhằm mục đích đảm bảo an ninh cho đất nước.
Trong bối cảnh đó, các cường quốc khu vực và toàn cầu buộc phải điều chỉnh chiến lược quân sự để thích nghi.
Theo Stratfor, những tên lửa tối tân của triều Tiên đang buộc Mỹ và các đồng minh khu vực phải có phản ứng, trong đó Hàn Quốc là quốc gia bị đe dọa nhiều nhất.
Seoul chỉ cách Bình Nhưỡng 195km, và không chỉ nằm trong tầm bắn của kho vũ khí thông thường của Triều Tiên, mà còn dễ trở thành mục tiêu tấn công hạt nhân.
Triều Tiên có thể dễ dàng tấn công Hàn Quốc bằng máy bay hoặc tên lửa. Để đề phòng một vụ tấn công như vậy, Hàn Quốc sẽ phải củng cố các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Song đây là nhiệm vụ không dễ dàng gì vì Triều Tiên có quá nhiều tên lửa để tấn công Hàn Quốc nếu họ muốn.
Bên cạnh đó, Pukkuksong-2 cũng là một mối đe dọa đối với Nhật Bản. Tầm bắn của tên lửa này đủ xa để có thể tấn công bất kỳ khu vực nào ở Nhật Bản.
Tương tự Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa, song Tokyo cũng nhận thức rằng phòng thủ tên lửa chỉ là một phần của nhóm giải pháp đối với vấn đề Triều Tiên.
Hệ quả là, cả hai nước đều đang quyết tâm chuyển sang hướng tìm kiếm những phương tiện nhằm vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, trước khi bị Bình Nhưỡng tấn công./.
(VIETNAM+)