Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House) ngày 7/11 cho rằng quyết định triển khai thêm quân đến Baltic chứng tỏ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã giữ đúng cam kết đối với đồng minh khu vực, đồng thời gửi thông điệp cứng rắn đến Nga.
Bản in
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House) ngày 7/11 cho rằng quyết định triển khai thêm quân đến Baltic chứng tỏ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã giữ đúng cam kết đối với đồng minh khu vực, đồng thời gửi thông điệp cứng rắn đến Nga.
Lính Ba Lan trong hàng ngũ NATO. (Nguồn: Getty) |
Mặc dù số lượng không phải là nhiều, song bước đi này là "cần thiết nhằm ngăn chặn những hành động gây hấn của Nga." Vị thế chiến lược quan trọng của khu vực Baltic buộc các bên phải tính đến việc triển khai sớm lực lượng ở "tuyến đầu" để chủ động ứng phó với diễn biến tình hình trước khi quá muộn.
Dư luận khu vực đón nhận kế hoạch triển khai quân của NATO như một minh chứng cho cam kết về an ninh. Thậm chí, giới chức quân sự Estonia còn quả quyết rằng Chính phủ Anh sẽ theo đuổi những cam kết mạnh mẽ hơn đối với phòng thủ tập thể và môi trường an ninh châu Âu, ngay cả khi họ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Nga sẽ không còn nhiều cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực. Trong khi đó, NATO có thể biến Bắc Âu thành một "nơi an toàn hơn." Tuy nhiên, kế hoạch triển khai ở "tuyến đầu" cũng đặt binh lính Anh và các thành viên NATO khác vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức./.
(VIETNAM+)