Ngày 2/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố cuộc đảo chính bất thành hồi tháng trước là "một kịch bản được viết từ bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ", ngụ ý khả năng có sự liên quan của nước ngoài trong âm mưu này, dù ông không nêu đích danh nước nào.
Ngày 2/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố cuộc đảo chính bất thành hồi tháng trước là "một kịch bản được viết từ bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ", ngụ ý khả năng có sự liên quan của nước ngoài trong âm mưu này, dù ông không nêu đích danh nước nào.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng cáo buộc Phương Tây hậu thuẫn "khủng bố" và những đối tượng thực hiện âm mưu đảo chính nhằm lật đổ ông. Đây được coi là tuyên bố công kích mạnh mẽ nhất của Ankara nhằm vào các đồng minh Phương Tây kể từ sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7 tại Thổ Nhĩ Kỳ, làm ít nhất 271 người thiệt mạng.
Phát biểu tại Dinh tổng thống ở Ankara, ông Erdogan bày tỏ lấy làm tiếc khi cho rằng "phương Tây đã ủng hộ khủng bố và đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính", đặc biệt đó là những nước Thổ Nhĩ Kỳ coi là bạn.
Tổng thống Erdogan đề cập tới việc tòa án ở Đức đã không cho phép ông phát biểu trực tuyến trước đám đông ủng hộ ở Cologne hồi tuần trước, trong khi Berlin từng cho phép đảng Công nhân người Kurd (PKK) làm điều này, đồng thời khẳng định Ankara đã trao cho Đức danh sách hơn 4.000 tay súng bị truy nã song không nhận được hồi âm. Ông cũng chỉ trích Bỉ không giao cho Thổ Nhĩ Kỳ một đối tượng bị Ankarra cáo buộc có liên quan đến vụ giết hại doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ Ozdemir Sabanci hồi năm 1996.
Về phía Mỹ, ông cũng đặt câu hỏi giữa Ankara và Washington đang tồn tại kiểu quan hệ đối tác gì khi mà Mỹ vẫn chưa dẫn độ Giáo sỹ Fehullah Gulen - người hiện sống lưu vong ở Mỹ, vốn bị Ankara cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính, về Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện quan hệ giữa hai nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này đã trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính khi một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Washington có thể đã "nhúng tay" vào âm mưu này, dù các cáo buộc này đã bị các quan chức cấp cao của Mỹ kiên quyết bác bỏ.
Ông cũng đồng thời cho rằng việc không có thông tin tình báo trước cuộc đảo chính là do phong trào của Giáo sĩ Gullen thao túng cơ quan tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên các đường phố ở Istanbul sau vụ đảo chính. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Phát biểu tại Dinh tổng thống ở Ankara, ông Erdogan bày tỏ lấy làm tiếc khi cho rằng "phương Tây đã ủng hộ khủng bố và đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính", đặc biệt đó là những nước Thổ Nhĩ Kỳ coi là bạn.
Tổng thống Erdogan đề cập tới việc tòa án ở Đức đã không cho phép ông phát biểu trực tuyến trước đám đông ủng hộ ở Cologne hồi tuần trước, trong khi Berlin từng cho phép đảng Công nhân người Kurd (PKK) làm điều này, đồng thời khẳng định Ankara đã trao cho Đức danh sách hơn 4.000 tay súng bị truy nã song không nhận được hồi âm. Ông cũng chỉ trích Bỉ không giao cho Thổ Nhĩ Kỳ một đối tượng bị Ankarra cáo buộc có liên quan đến vụ giết hại doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ Ozdemir Sabanci hồi năm 1996.
Về phía Mỹ, ông cũng đặt câu hỏi giữa Ankara và Washington đang tồn tại kiểu quan hệ đối tác gì khi mà Mỹ vẫn chưa dẫn độ Giáo sỹ Fehullah Gulen - người hiện sống lưu vong ở Mỹ, vốn bị Ankara cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính, về Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện quan hệ giữa hai nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này đã trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính khi một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Washington có thể đã "nhúng tay" vào âm mưu này, dù các cáo buộc này đã bị các quan chức cấp cao của Mỹ kiên quyết bác bỏ.
Ông cũng đồng thời cho rằng việc không có thông tin tình báo trước cuộc đảo chính là do phong trào của Giáo sĩ Gullen thao túng cơ quan tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
(TTXVN/VIETNAM+)