Ngày 8/8, người phát ngôn Chính phủ Iran Mohammad-Baqer Nobakht cho biết nước này đã thu hút tổng cộng 5,168 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Tehran ký với các cường quốc thế giới chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 1/2016.
Ngày 8/8, người phát ngôn Chính phủ Iran Mohammad-Baqer Nobakht cho biết nước này đã thu hút tổng cộng 5,168 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Tehran ký với các cường quốc thế giới chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 1/2016.
Theo ông Nobakht, trong tổng vốn FDI nói trên, 2,873 tỷ USD được rót vào 28 dự án trong quý 4/2015 (theo lịch Iran, kết thúc vào ngày 19/3/2016) và 2,295 tỷ USD được rót vào 38 dự án khác kể từ đầu năm 2016 (theo lịch Iran) tới nay. Như vậy, Iran đã thu hút tổng cộng 6,711 tỷ USD vào 63 dự án trong cả năm. Hầu hết các dự án thu hút vốn nước ngoài thuộc các lĩnh vực vận tải, năng lượng tái tạo, du lịch, công nghiệp tái chế, điện tử, chế tạo máy móc và thực phẩm.
Ông Nobakht nói thêm Iran đã thu hút 920 triệu USD vào 41 dự án trong năm lịch kết thúc ngày 19/3/2015, thời điểm các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn còn hiệu lực.
Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử vào ngày 14/7/2015 tại Vienna (Áo). Theo đó, Mỹ và phương Tây sẽ bãi bỏ các lệnh từng phạt kinh tế đối với Iran, đổi lại Tehran cam kết cắt giảm các chương trình làm giàu urani.
Thỏa thuận này được biết đến với tên gọi "Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện" (JCPOA), đã chính thức được thực thi từ giữa tháng 1/2016, đem lại nhiều cơ hội giúp Iran phục hồi nền kinh tế và hội nhập trở lại các thị trường toàn cầu.
Với thị trường có 80 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm vào khoảng 400 tỷ USD, Iran đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều công ty quốc tế lớn đến tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại đây.
Cuối tháng 7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ kiêm Giám đốc điều hành Công ty Hóa dầu Quốc gia Iran (INPC) Marzieh Shahdaei cho biết Iran đang nỗ lực thu hút 60 tỷ USD đầu tư nước ngoài, với mục tiêu tăng hơn gấp đôi công suất sản xuất hóa dầu trong vòng 10 năm tới.
Theo kế hoạch, INPC sẽ tăng công suất sản xuất lên 150 triệu tấn/năm vào năm 2026. Để đạt mục tiêu này, INPC dự kiến hoàn thành 55 dự án và xây dựng mới 28 nhà máy sản xuất. Nếu kế hoạch này thành công, công suất sản xuất hóa dầu của Iran sẽ lớn hơn gấp đôi so với mức hiện nay của tập đoàn Saudi Basic Industries Corp, nhà sản xuất hóa dầu lớn thứ hai thế giới xét về doanh số của Saudi Arabia./.
Cơ sở lọc dầu tại đảo Khark của Iran ở ngoài khơi vùng Vịnh. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông Nobakht nói thêm Iran đã thu hút 920 triệu USD vào 41 dự án trong năm lịch kết thúc ngày 19/3/2015, thời điểm các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn còn hiệu lực.
Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử vào ngày 14/7/2015 tại Vienna (Áo). Theo đó, Mỹ và phương Tây sẽ bãi bỏ các lệnh từng phạt kinh tế đối với Iran, đổi lại Tehran cam kết cắt giảm các chương trình làm giàu urani.
Thỏa thuận này được biết đến với tên gọi "Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện" (JCPOA), đã chính thức được thực thi từ giữa tháng 1/2016, đem lại nhiều cơ hội giúp Iran phục hồi nền kinh tế và hội nhập trở lại các thị trường toàn cầu.
Với thị trường có 80 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm vào khoảng 400 tỷ USD, Iran đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều công ty quốc tế lớn đến tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại đây.
Cuối tháng 7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ kiêm Giám đốc điều hành Công ty Hóa dầu Quốc gia Iran (INPC) Marzieh Shahdaei cho biết Iran đang nỗ lực thu hút 60 tỷ USD đầu tư nước ngoài, với mục tiêu tăng hơn gấp đôi công suất sản xuất hóa dầu trong vòng 10 năm tới.
Theo kế hoạch, INPC sẽ tăng công suất sản xuất lên 150 triệu tấn/năm vào năm 2026. Để đạt mục tiêu này, INPC dự kiến hoàn thành 55 dự án và xây dựng mới 28 nhà máy sản xuất. Nếu kế hoạch này thành công, công suất sản xuất hóa dầu của Iran sẽ lớn hơn gấp đôi so với mức hiện nay của tập đoàn Saudi Basic Industries Corp, nhà sản xuất hóa dầu lớn thứ hai thế giới xét về doanh số của Saudi Arabia./.
(TTXVN/VIETNAM+)