Các nhà khoa học đã tìm ra một phát hiện quan trọng, hữu ích đối với các bệnh nhân đái tháo đường cũng như công tác phòng chống loại bệnh nguy hiểm này, liên quan đến lợi ích của việc kết hợp cơm với các loại thức ăn khác.
Các nhà khoa học đã tìm ra một phát hiện quan trọng, hữu ích đối với các bệnh nhân đái tháo đường cũng như công tác phòng chống loại bệnh nguy hiểm này, liên quan đến lợi ích của việc kết hợp cơm với các loại thức ăn khác.
Trên thực tế, cơm là loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu rất cao khi Chỉ số đường huyết (GI) lên tới 96 - đây chính là lý do khiến các bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế cơm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, cơm là loại thực phẩm chính yếu, khiến người bị bệnh tiểu đường gặp nhiều phiền toái.
Giáo sư Jeyakumar Henry, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng (CNRC) của Singapore, cho biết nghiên cứu của trung tâm được bắt đầu từ năm 2014 với món ăn phổ biến ở đây là cơm gà. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng châu Âu, cho thấy khi kết hợp cơm với lườn gà, dầu lạc và rau, chỉ số GI chỉ ở mức tốt 50.
Theo các nhà khoa học thuộc trung tâm trên, khi ăn cơm với gà, tốt nhất nên uống nước súp (nước luộc gà, canh gà…) trước khi ăn vì điều này giúp làm giảm phản ứng của cơ thể với đường. Lý do là súp gà giàu acid amino - loại acid kích thích cơ thể tiết ra insulin.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn làm thí nghiệm với nước cốt gà và phát hiện rằng thứ nước giàu axít amino này có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm lượng đường trong máu. Nếu uống nước cốt gà khoảng 15 phút trước khi ăn, lượng đường trong máu sau bữa ăn sẽ giảm khoảng 1/3.
Các nghiên cứu sâu hơn của CNRC đã đưa ra kết luận, ăn cơm với protein giúp làm giảm chỉ số GI. Ngoài gà thì cá và các loại thịt khác cũng rất hữu dụng. Đối với những người không thích ăn gà, cách tốt nhất là kết hợp cơm với đậu phụ. Sự kết hợp này sẽ cho kết quả GI ở mức tốt nhất.
Ngoài ra, những nghiên cứu khác của CNRC còn chỉ ra rằng uống nước đậu nành hoặc sữa khi ăn cũng làm giảm lượng đường trong máu, dù nước đậu nành trong nghiên cứu của CNRC có chứa đường.
GI có giá trị từ 0-100. Nếu GI ở mức từ 55 trở xuống, đó là mức GI tốt, từ 55-70 là trung bình, còn trên 70 là ở mức cao./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: diabetestreatmentguide.org) |
Giáo sư Jeyakumar Henry, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng (CNRC) của Singapore, cho biết nghiên cứu của trung tâm được bắt đầu từ năm 2014 với món ăn phổ biến ở đây là cơm gà. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng châu Âu, cho thấy khi kết hợp cơm với lườn gà, dầu lạc và rau, chỉ số GI chỉ ở mức tốt 50.
Theo các nhà khoa học thuộc trung tâm trên, khi ăn cơm với gà, tốt nhất nên uống nước súp (nước luộc gà, canh gà…) trước khi ăn vì điều này giúp làm giảm phản ứng của cơ thể với đường. Lý do là súp gà giàu acid amino - loại acid kích thích cơ thể tiết ra insulin.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn làm thí nghiệm với nước cốt gà và phát hiện rằng thứ nước giàu axít amino này có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm lượng đường trong máu. Nếu uống nước cốt gà khoảng 15 phút trước khi ăn, lượng đường trong máu sau bữa ăn sẽ giảm khoảng 1/3.
Các nghiên cứu sâu hơn của CNRC đã đưa ra kết luận, ăn cơm với protein giúp làm giảm chỉ số GI. Ngoài gà thì cá và các loại thịt khác cũng rất hữu dụng. Đối với những người không thích ăn gà, cách tốt nhất là kết hợp cơm với đậu phụ. Sự kết hợp này sẽ cho kết quả GI ở mức tốt nhất.
Ngoài ra, những nghiên cứu khác của CNRC còn chỉ ra rằng uống nước đậu nành hoặc sữa khi ăn cũng làm giảm lượng đường trong máu, dù nước đậu nành trong nghiên cứu của CNRC có chứa đường.
GI có giá trị từ 0-100. Nếu GI ở mức từ 55 trở xuống, đó là mức GI tốt, từ 55-70 là trung bình, còn trên 70 là ở mức cao./.
(TTXVN/VIETNAM+)