Trong năm 2016, Indonesia chủ trương tiếp tục đối xử cứng rắn với các tàu đánh bắt cá vi phạm vùng biển của nước này.
Trong năm 2016, Indonesia chủ trương tiếp tục đối xử cứng rắn với các tàu đánh bắt cá vi phạm vùng biển của nước này.
Tuyên bố trên các phương tiện truyền thông, Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti nêu rõ Jakarta muốn bảo vệ chủ quyền, do đó mọi tàu thuyền vi phạm lãnh hải đều sẽ bị xử lý theo luật pháp nước này, bất kể tàu thuyền đó thuộc quốc gia nào.
Tính từ đầu năm đến nay, Indonesia đã bắt giữ 10 tàu của Việt Nam (gồm 1 tàu Bình Định, 2 tàu Bình Thuận, 4 tàu Bà Rịa - Vũng Tàu, 1 tàu Tiền Giang và 2 tàu Kiên Giang) với gần 100 ngư dân.
Trong khoảng thời gian này, Indonesia đã hai lần đánh chìm tàu Việt Nam. Lần thứ nhất là ngày 23/2, Việt Nam có 11 tàu trong tổng số 30 tàu nước ngoài bị đánh chìm. Lần thứ hai là ngày 5/4, Việt Nam có 13 tàu trong tổng số 23 tàu nước ngoài bị đánh chìm.
Tính đến tháng Tư này, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã phối hợp với các bộ ngành nước sở tại, giải quyết các thủ tục và tiến hành 9 đợt đưa công dân về nước. Theo đó, 77 ngư dân đã được hồi hương, trong đó có các ngư dân mới bị bắt và ngư dân bị bắt trong năm 2015 mãn hạn tù.
Đặc biệt, 14 ngư dân bị bắt và bị phạt tù tại Papua New Guinea cũng được Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia can thiệp và hỗ trợ đưa về nước. Phía Indonesia cũng chủ trương thắt chặt các quy trình, quy định xét thả và xét phạt tù đối với ngư dân, đặc biệt là với vị trí thuyền trưởng, máy trưởng. Mức án Indonesia đang áp dụng đối với thuyền trưởng và máy trưởng là từ 6 tháng đến 4 năm tù giam.
Trong 3 tháng qua, số ngư dân Việt Nam bị bắt không giảm mà thậm chí còn tăng lên. Trong bối cảnh chính quyền Indonesia chủ trương tiếp tục thi hành những biện pháp mạnh mẽ đối với tàu, thuyền vi phạm vùng biển của mình, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh hơn việc khuyến cáo ngư dân nâng cao hiểu biết về pháp luật của Indonesia, thông tin đến bà con ngư dân về chủ trương cứng rắn của nước này đối với tàu thuyền vi phạm vùng biển./.
Một tàu đánh cá của Malaysia bị đánh chìm tại khu vực ngoài khơi Belawan, phía đông đảo Sumatra, Indonesia ngày 18/8/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tính từ đầu năm đến nay, Indonesia đã bắt giữ 10 tàu của Việt Nam (gồm 1 tàu Bình Định, 2 tàu Bình Thuận, 4 tàu Bà Rịa - Vũng Tàu, 1 tàu Tiền Giang và 2 tàu Kiên Giang) với gần 100 ngư dân.
Trong khoảng thời gian này, Indonesia đã hai lần đánh chìm tàu Việt Nam. Lần thứ nhất là ngày 23/2, Việt Nam có 11 tàu trong tổng số 30 tàu nước ngoài bị đánh chìm. Lần thứ hai là ngày 5/4, Việt Nam có 13 tàu trong tổng số 23 tàu nước ngoài bị đánh chìm.
Tính đến tháng Tư này, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã phối hợp với các bộ ngành nước sở tại, giải quyết các thủ tục và tiến hành 9 đợt đưa công dân về nước. Theo đó, 77 ngư dân đã được hồi hương, trong đó có các ngư dân mới bị bắt và ngư dân bị bắt trong năm 2015 mãn hạn tù.
Đặc biệt, 14 ngư dân bị bắt và bị phạt tù tại Papua New Guinea cũng được Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia can thiệp và hỗ trợ đưa về nước. Phía Indonesia cũng chủ trương thắt chặt các quy trình, quy định xét thả và xét phạt tù đối với ngư dân, đặc biệt là với vị trí thuyền trưởng, máy trưởng. Mức án Indonesia đang áp dụng đối với thuyền trưởng và máy trưởng là từ 6 tháng đến 4 năm tù giam.
Trong 3 tháng qua, số ngư dân Việt Nam bị bắt không giảm mà thậm chí còn tăng lên. Trong bối cảnh chính quyền Indonesia chủ trương tiếp tục thi hành những biện pháp mạnh mẽ đối với tàu, thuyền vi phạm vùng biển của mình, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh hơn việc khuyến cáo ngư dân nâng cao hiểu biết về pháp luật của Indonesia, thông tin đến bà con ngư dân về chủ trương cứng rắn của nước này đối với tàu thuyền vi phạm vùng biển./.
(TTXVN/VIETNAM+)