Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 13/4 công bố báo cáo cho biết các quốc gia thành viên của tổ chức này đã phải chi số tiền cao gấp đôi dự kiến cho cuộc khủng hoảng người di cư trong năm ngoái, ước tính khoảng 12 tỷ USD.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 13/4 công bố báo cáo cho biết các quốc gia thành viên của tổ chức này đã phải chi số tiền cao gấp đôi dự kiến cho cuộc khủng hoảng người di cư trong năm ngoái, ước tính khoảng 12 tỷ USD.
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại nguồn tiền chi cho viện trợ phát triển sẽ cạn kiệt do vấn đề người di cư.
Theo OECD, năm 2015 đã ghi nhận con số cao kỷ lục 1,5 triệu người xin tị nạn tại các quốc gia thành viên của tổ chức này, trong đó hơn 1 triệu người xin quy chế tị nạn tại châu Âu.
Chỉ riêng chi phí cho những người này tại Áo, Hy Lạp, Italy, Hà Lan và Thụy Điển đã chiếm hơn 20% số tiền cứu trợ trong năm 2015.
Cũng theo OECD, số tiền chi cho việc tiếp nhận người tị nạn trong năm ngoái đã chiếm tới 6,9% kinh phí chi cho viện trợ phát triển, song ngoại trừ các nguồn quỹ dành riêng cho người tị nạn, thì số tiền cứu trợ thực tế vẫn tăng tới 1,7%.
Kể từ năm 2000 - khi các quốc gia trên thế giới nhất trí thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, số tiền viện trợ phát triển đã tăng 83%.
Tổng Giám đốc OECD Angel Gurria cho rằng chính phủ các quốc gia cần triển khai những quyết sách dài hạn để có đủ nguồn tài chính trang trải các chi phí cho người tị nạn trong tương lai, cũng như giúp họ hòa nhập với xã hội sở tại.
Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo rằng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) phải được chuyển tới các quốc gia và những người dân thực sự cần được hỗ trợ nhất.
Cùng ngày, phát biểu sau chuyến thăm trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại thị trấn Gevgelija - một điểm nóng người di cư thuộc khu vực biên giới phía Đông Nam Macedonia giáp Hy Lạp, Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) có chính sách rõ ràng hơn đối với người di cư.
Bà Grabar-Kitarovic cho rằng làn sóng người di cư sẽ không lắng xuống nếu EU không đưa ra những thông điệp rõ ràng.
Cùng tham gia chuyến thị sát này còn có Tổng thống Macedonia và Tổng thống Slovenia.
Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov cho rằng những vụ bạo lực xảy ra trong những ngày qua tại khu vực biên giới giữa nước này với Hy Lạp là do người di cư muốn gây sức ép để mở lại tuyển đường Balkan vốn đã bị đóng cửa từ hồi tháng 2 vừa qua.
Ông cũng nhấn mạnh quyền bảo vệ biên giới chính đáng của Macedonia.
Trước đó, trong các ngày 10 và 13/4, cảnh sát Macedonia đã dùng súng bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán những người di cư tụ tập tại khu vực biên giới giữa quốc gia này và Hy Lạp.
Vụ việc đã khiến hàng trăm người di cư bị thương, gây ra phản ứng bất bình của nhiều nước châu Âu.
Các số liệu thống kê cho thấy có hơn 10.000 người di cư đang bị mắc kẹt tại khu vực cửa khẩu Idomeni, phía Bắc Hy Lạp, sau khi chính quyền Macedonia và một số quốc gia Balkan áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn dòng người di cư đi qua lãnh thổ của mình trước khi tới Đức hoặc các nước Bắc Âu./.
Người di cư bị mắc kẹt tại khu vực biên giới Hy Lạp- Macedonia ngày 9/3. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo OECD, năm 2015 đã ghi nhận con số cao kỷ lục 1,5 triệu người xin tị nạn tại các quốc gia thành viên của tổ chức này, trong đó hơn 1 triệu người xin quy chế tị nạn tại châu Âu.
Chỉ riêng chi phí cho những người này tại Áo, Hy Lạp, Italy, Hà Lan và Thụy Điển đã chiếm hơn 20% số tiền cứu trợ trong năm 2015.
Cũng theo OECD, số tiền chi cho việc tiếp nhận người tị nạn trong năm ngoái đã chiếm tới 6,9% kinh phí chi cho viện trợ phát triển, song ngoại trừ các nguồn quỹ dành riêng cho người tị nạn, thì số tiền cứu trợ thực tế vẫn tăng tới 1,7%.
Kể từ năm 2000 - khi các quốc gia trên thế giới nhất trí thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, số tiền viện trợ phát triển đã tăng 83%.
Tổng Giám đốc OECD Angel Gurria cho rằng chính phủ các quốc gia cần triển khai những quyết sách dài hạn để có đủ nguồn tài chính trang trải các chi phí cho người tị nạn trong tương lai, cũng như giúp họ hòa nhập với xã hội sở tại.
Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo rằng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) phải được chuyển tới các quốc gia và những người dân thực sự cần được hỗ trợ nhất.
Cùng ngày, phát biểu sau chuyến thăm trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại thị trấn Gevgelija - một điểm nóng người di cư thuộc khu vực biên giới phía Đông Nam Macedonia giáp Hy Lạp, Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) có chính sách rõ ràng hơn đối với người di cư.
Bà Grabar-Kitarovic cho rằng làn sóng người di cư sẽ không lắng xuống nếu EU không đưa ra những thông điệp rõ ràng.
Cùng tham gia chuyến thị sát này còn có Tổng thống Macedonia và Tổng thống Slovenia.
Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov cho rằng những vụ bạo lực xảy ra trong những ngày qua tại khu vực biên giới giữa nước này với Hy Lạp là do người di cư muốn gây sức ép để mở lại tuyển đường Balkan vốn đã bị đóng cửa từ hồi tháng 2 vừa qua.
Ông cũng nhấn mạnh quyền bảo vệ biên giới chính đáng của Macedonia.
Trước đó, trong các ngày 10 và 13/4, cảnh sát Macedonia đã dùng súng bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán những người di cư tụ tập tại khu vực biên giới giữa quốc gia này và Hy Lạp.
Vụ việc đã khiến hàng trăm người di cư bị thương, gây ra phản ứng bất bình của nhiều nước châu Âu.
Các số liệu thống kê cho thấy có hơn 10.000 người di cư đang bị mắc kẹt tại khu vực cửa khẩu Idomeni, phía Bắc Hy Lạp, sau khi chính quyền Macedonia và một số quốc gia Balkan áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn dòng người di cư đi qua lãnh thổ của mình trước khi tới Đức hoặc các nước Bắc Âu./.
(TTXVN/VIETNAM+)