Dầu thô thế giới mất giá trong phiên giao dịch ngày 1/2 trong bối cảnh số liệu kinh tế của Trung Quốc ảm đạm và nhà đầu tư hoài nghi về khả năng các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới có thể sớm đạt được một thỏa thuận hạ sản lượng.
Dầu thô thế giới mất giá trong phiên giao dịch ngày 1/2 trong bối cảnh số liệu kinh tế của Trung Quốc ảm đạm và nhà đầu tư hoài nghi về khả năng các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới có thể sớm đạt được một thỏa thuận hạ sản lượng.
Khép lại phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Ba giảm 2 USD xuống 31,62 USD/thùng.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Tư hạ 1,75 USD/thùng và đóng cửa phiên ở mức 34,24 USD/thùng.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc, thể hiện hoạt động của các nhà máy/công xưởng, đứng ở mức 49,4 trong tháng Một.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012 và ở dưới mốc 50, ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Tháng Một là tháng thứ sáu liên tiếp “thể trạng” ngành chế tạo của Trung Quốc sa sút, làm dấy lên quan ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này.
Nhà đầu tư cũng ngày càng hoài nghi về khả năng sớm diễn ra một thỏa thuận giữa Nga và các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc giảm sản lượng khai thác để làm vơi bớt nguồn cung dôi dư trên thị trường dầu mỏ.
Hoạt động bán ra cũng được đẩy lên trong phiên này khi một số nhà đầu tư muốn chốt lời sau khi giá dầu tăng trong hai tuần trước./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: telegraph.co.uk) |
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Tư hạ 1,75 USD/thùng và đóng cửa phiên ở mức 34,24 USD/thùng.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc, thể hiện hoạt động của các nhà máy/công xưởng, đứng ở mức 49,4 trong tháng Một.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012 và ở dưới mốc 50, ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Tháng Một là tháng thứ sáu liên tiếp “thể trạng” ngành chế tạo của Trung Quốc sa sút, làm dấy lên quan ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này.
Nhà đầu tư cũng ngày càng hoài nghi về khả năng sớm diễn ra một thỏa thuận giữa Nga và các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc giảm sản lượng khai thác để làm vơi bớt nguồn cung dôi dư trên thị trường dầu mỏ.
Hoạt động bán ra cũng được đẩy lên trong phiên này khi một số nhà đầu tư muốn chốt lời sau khi giá dầu tăng trong hai tuần trước./.
(TTXVN/VIETNAM+)