Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới này tin tưởng rằng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô sau 40 năm của Mỹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường dầu mỏ toàn cầu, bởi Mỹ là một quốc gia nhập khẩu, phải mua dầu trên thị trường.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới này tin tưởng rằng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô sau 40 năm của Mỹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường dầu mỏ toàn cầu, bởi Mỹ là một quốc gia nhập khẩu, phải mua dầu trên thị trường.
Giá dầu mỏ thế giới hiện đã giảm xuống dưới 40 USD/thùng, ở gần mức thấp nhất trong 11 năm, do sức ép của tình trạng dư cung dai dẳng và việc các nước sản xuất hàng đầu, trong đó có Nga, từ chối cắt giảm sản lượng.
Cuối tuần trước, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được áp đặt trong 40 năm qua. Hồi đầu những năm 1970, lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Arab đã làm giá dầu tăng mạnh, góp phần đẩy lạm phát lên cao.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nước này mỗi ngày tiêu thụ khoảng 19 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ vào năm 2014, chiếm 1/5 tổng mức tiêu thụ của toàn cầu. Trong đó lượng nhập khẩu ròng dầu/các sản phẩm dầu chiếm trên 1/4 tổng mức tiêu thụ ở Mỹ.
Ông Novak cũng nói rằng các công ty của Nga đang đánh giá các kịch bản xấu với giá dầu (ở mức khoảng 30-35 USD/thùng) và sản lượng theo ước tính sơ bộ của Nga trong năm 2015 là khoảng 533 triệu tấn, hay 10,70 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thấp cùng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây sức ép lên đồng rouble (rúp) của Nga từ năm ngoái, giúp ngành dầu mỏ của Nga trở thành một trong những ngành có chi phí thấp nhất.
Theo ông Novak, đầu tư cho sản xuất dầu mỏ của Nga đạt khoảng 1.100 tỷ ruble (15,7 tỷ USD) trong năm nay, so với mức 980 tỷ rouble của năm ngoái.
Sản lượng dầu mỏ của Nga trong năm 2016 ước tăng lên mức cao kỷ lục 10,78 triệu thùng/ngày thời hậu Xôviết, khi các mỏ mới được khai thác và các nhà sản xuất được hưởng lợi với chi phí thấp hơn./.
Người dân mua xăng tại trạm xăng của Hãng Chevron ở Corte Madera, California, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Cuối tuần trước, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được áp đặt trong 40 năm qua. Hồi đầu những năm 1970, lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Arab đã làm giá dầu tăng mạnh, góp phần đẩy lạm phát lên cao.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nước này mỗi ngày tiêu thụ khoảng 19 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ vào năm 2014, chiếm 1/5 tổng mức tiêu thụ của toàn cầu. Trong đó lượng nhập khẩu ròng dầu/các sản phẩm dầu chiếm trên 1/4 tổng mức tiêu thụ ở Mỹ.
Ông Novak cũng nói rằng các công ty của Nga đang đánh giá các kịch bản xấu với giá dầu (ở mức khoảng 30-35 USD/thùng) và sản lượng theo ước tính sơ bộ của Nga trong năm 2015 là khoảng 533 triệu tấn, hay 10,70 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thấp cùng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây sức ép lên đồng rouble (rúp) của Nga từ năm ngoái, giúp ngành dầu mỏ của Nga trở thành một trong những ngành có chi phí thấp nhất.
Theo ông Novak, đầu tư cho sản xuất dầu mỏ của Nga đạt khoảng 1.100 tỷ ruble (15,7 tỷ USD) trong năm nay, so với mức 980 tỷ rouble của năm ngoái.
Sản lượng dầu mỏ của Nga trong năm 2016 ước tăng lên mức cao kỷ lục 10,78 triệu thùng/ngày thời hậu Xôviết, khi các mỏ mới được khai thác và các nhà sản xuất được hưởng lợi với chi phí thấp hơn./.
(TTXVN/VIETNAM+)