Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế với chủ đề "Thúc đẩy khai thác sử dụng bền vững các đại dương - An ninh, hợp tác và phát triển," ngày 19/10, tại Trường cao học nghiên cứu các vấn đề quốc tế SAIS, thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã diễn ra phiên thảo luận về An ninh và phát triển tại Biển Đông.
Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế với chủ đề “Thúc đẩy khai thác sử dụng bền vững các đại dương - An ninh, hợp tác và phát triển,” ngày 19/10, tại Trường cao học nghiên cứu các vấn đề quốc tế SAIS, thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã diễn ra phiên thảo luận về An ninh và phát triển tại Biển Đông.
Phiên thảo luận thu hút được đông đảo người tham gia, trong đó có các nhân viên, cố vấn cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, nhân viên ngoại giao một số nước, các giáo sư, tiến sỹ, học viên của Trường cao học nghiên cứu các vấn đề quốc tế SAIS, Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại (FPI), các phóng viên và nhân viên các tổ chức bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại phiên thảo luận, tiến sỹ Kent Calder, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á Edwin O. Reischauer, SAIS cho biết, hiện nay Biển Đông được xem là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn do có sự tranh chấp chủ quyền của các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, các hoạt động hủy hoại môi trường sinh thái, tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề đánh bắt cá tận diệt... cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái Biển Đông đồng thời tạo ra nguy cơ đối với vấn đề an ninh lương thực.
Trong phiên thảo luận, các diễn giả đã tập trung phân tích làm nổi bật tình hình an ninh, môi trường Biển Đông.
Trong đó nêu rõ khu vực Biển Đông có các tuyến đường hàng hải lớn thứ 3 thế giới đi qua, có trữ lượng dầu khí lớn và có nguồn lợi thủy sản lớn nhất thế thế giới. Hiện có khoảng 85% ngư dân khu vực sống dựa vào vùng biển này.
Thời gian qua, Trung Quốc tăng cường các hoạt động tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường sa, tiến hành các hoạt động hiếu chiến với các bên có tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam và Philippine tạo ra sự căng thẳng về ngoại giao và làm gia tăng phản ứng tiêu cực từ công luận.
Việc Trung Quốc không ngừng tiến hành các hoạt động khiêu khích các quốc gia láng giềng tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và có thể gây ra thảm họa môi trường, đe dọa các nguồn tài nguyên biển, sự đa dạng sinh học biển, đồng thời tạo ra các mối đe dọa lâu dài đối với các rạn san hô đẹp vào bậc nhất thế giới tại Biển Đông.
Tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đều tiến hành các hoạt động tôn tạo tại các khu vực mình kiểm soát. Tuy nhiên, quy mô tôn tạo và xây dựng của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với tổng diện tích tôn tạo của các nước còn lại cộng lại.
Theo số liệu thống kê, Trung Quốc hiện đã bồi đắp các đá, bãi chìm thành các đảo nhân tạo nổi lên mặt nước với tổng diện tích khoảng hơn 12.000km2 và đã nạo vét khoảng 80km2 ở các vùng nước biển nông.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định các hoạt động của tôn tạo không ảnh hưởng tới an ninh, môi trường sinh thái biển nhưng các bằng chứng khoa học chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.
Trung Quốc hàng ngày bồi đắp đất và cát tại các rặng san hô đã làm hủy hoại hệ sinh thái vốn mỏng manh của Biển Đông, ngay các nhà khoa học biển Trung Quốc cũng thừa nhận, các rạn san hô hiện đã suy giảm tới 80%.
Bên cạnh đó, một số nước, nhất là Trung Quốc vẫn tồn tại các hoạt động đánh bắt cá tận diệt tại các ngư trường ở Biển Đông. Năm 2012, Trung Quốc đã đưa đội tàu đánh cá với số lượng lớn ra Trường Sa, theo cùng đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 (Hainan Baosha 001), một tàu chế biến tại chỗ với công suất lên tới 3.000 tấn cá...
Để giải quyết những vấn đề trên, các học giả cho rằng cần tăng cường giáo nhận thức về tầm quan trọng của môi trường Biển Đông; ASEAN nên tham gia bảo vệ môi trường tại Biển Đông và ủng hộ thành lập ủy ban đa quốc gia về Biển Đông; thành lập các bộ phận quản lý chung về hoạt động đánh bắt cá, quản lý vấn đề môi trường ngoài khơi, thành lập khu bảo tồn chung tại Biển Đông.../.
Quang cảnh buổi hội thảo. (Ảnh: Hoàng Nguyễn/Vietnam+) |
Phát biểu tại phiên thảo luận, tiến sỹ Kent Calder, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á Edwin O. Reischauer, SAIS cho biết, hiện nay Biển Đông được xem là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn do có sự tranh chấp chủ quyền của các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, các hoạt động hủy hoại môi trường sinh thái, tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề đánh bắt cá tận diệt... cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái Biển Đông đồng thời tạo ra nguy cơ đối với vấn đề an ninh lương thực.
Trong phiên thảo luận, các diễn giả đã tập trung phân tích làm nổi bật tình hình an ninh, môi trường Biển Đông.
Trong đó nêu rõ khu vực Biển Đông có các tuyến đường hàng hải lớn thứ 3 thế giới đi qua, có trữ lượng dầu khí lớn và có nguồn lợi thủy sản lớn nhất thế thế giới. Hiện có khoảng 85% ngư dân khu vực sống dựa vào vùng biển này.
Thời gian qua, Trung Quốc tăng cường các hoạt động tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường sa, tiến hành các hoạt động hiếu chiến với các bên có tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam và Philippine tạo ra sự căng thẳng về ngoại giao và làm gia tăng phản ứng tiêu cực từ công luận.
Việc Trung Quốc không ngừng tiến hành các hoạt động khiêu khích các quốc gia láng giềng tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và có thể gây ra thảm họa môi trường, đe dọa các nguồn tài nguyên biển, sự đa dạng sinh học biển, đồng thời tạo ra các mối đe dọa lâu dài đối với các rạn san hô đẹp vào bậc nhất thế giới tại Biển Đông.
Tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đều tiến hành các hoạt động tôn tạo tại các khu vực mình kiểm soát. Tuy nhiên, quy mô tôn tạo và xây dựng của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với tổng diện tích tôn tạo của các nước còn lại cộng lại.
Theo số liệu thống kê, Trung Quốc hiện đã bồi đắp các đá, bãi chìm thành các đảo nhân tạo nổi lên mặt nước với tổng diện tích khoảng hơn 12.000km2 và đã nạo vét khoảng 80km2 ở các vùng nước biển nông.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định các hoạt động của tôn tạo không ảnh hưởng tới an ninh, môi trường sinh thái biển nhưng các bằng chứng khoa học chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.
Trung Quốc hàng ngày bồi đắp đất và cát tại các rặng san hô đã làm hủy hoại hệ sinh thái vốn mỏng manh của Biển Đông, ngay các nhà khoa học biển Trung Quốc cũng thừa nhận, các rạn san hô hiện đã suy giảm tới 80%.
Bên cạnh đó, một số nước, nhất là Trung Quốc vẫn tồn tại các hoạt động đánh bắt cá tận diệt tại các ngư trường ở Biển Đông. Năm 2012, Trung Quốc đã đưa đội tàu đánh cá với số lượng lớn ra Trường Sa, theo cùng đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 (Hainan Baosha 001), một tàu chế biến tại chỗ với công suất lên tới 3.000 tấn cá...
Để giải quyết những vấn đề trên, các học giả cho rằng cần tăng cường giáo nhận thức về tầm quan trọng của môi trường Biển Đông; ASEAN nên tham gia bảo vệ môi trường tại Biển Đông và ủng hộ thành lập ủy ban đa quốc gia về Biển Đông; thành lập các bộ phận quản lý chung về hoạt động đánh bắt cá, quản lý vấn đề môi trường ngoài khơi, thành lập khu bảo tồn chung tại Biển Đông.../.
(VIETNAM+)