Ngày 1/4, chính quyền thành phố Thượng Hải khẳng định không tìm thấy virus cúm gia cầm ở các mẫu phẩm lợn chết vớt từ sông Hoàng Phố trong bối cảnh trung tâm thương mại của Trung Quốc này mới xác nhận hai trường hợp tử vong do bị nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Công nhân đang thu dọn xác lợn chết trên sông Hoàng Phố. (Nguồn: people.com.cn)
Ngày 1/4, chính quyền thành phố Thượng Hải khẳng định không tìm thấy virus cúm gia cầm ở các mẫu phẩm lợn chết vớt từ sông Hoàng Phố trong bối cảnh trung tâm thương mại của Trung Quốc này mới xác nhận hai trường hợp tử vong do bị nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh ở gia súc Thượng Hải đã cho xét nghiệm 34 mẫu phẩm lợn chết, nhưng không tìm thấy virus cúm gia cầm.
Trước đó, hàng chục nghìn con lợn chết được phát hiện trên sông Hoàng Phố, vốn cung cấp 1/5 nguồn nước cho Thượng Hải, làm dấy lên quan ngại về các vấn đề an toàn nguồn nước và môi trường.
Cuối tháng Ba vừa qua, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc xác nhận hai bệnh nhân nam, 87 tuổi và 27 tuổi, đã tử vong ở Thượng Hải hồi đầu tháng sau khi nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Ngoài ra, một phụ nữ 35 tuổi ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, gần Thượng Hải cũng đang ở tình trạng nguy kịch vì nhiễm cúm gia cầm H7N9, loại bệnh trước đây chưa từng lây sang người.
Hiện vẫn chưa rõ ba trường hợp trên bị nhiễm cúm gia cầm H7N9 qua đường nào nhưng có thể xác định không có tình trạng lây nhiễm lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc theo dõi và kiểm tra 88 người có quan hệ gần gũi với các bệnh nhân trên cũng không phát hiện thêm trường hợp nào nhiễm bệnh.
Cùng ngày 1/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc đã thông báo với WHO về ba trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Theo WHO, cho đến giờ chưa tìm được mối liên hệ giữa các ca bệnh trên cũng như chưa xuất hiện trường hợp lây nhiễm mới nào trong nhóm người có quan hệ gần gũi với các bệnh nhân.
WHO cho biết Chính phủ Trung Quốc đang tích cực điều tra, tìm hiểu nguyên nhân và cách thức lây nhiễm của bệnh cúm gia cầm H7N9 đồng thời đã tăng cường giám sát, đào tạo nhân viên y tế phục vụ cho việc phát hiện và điều trị.
Thống kê của WHO cho thấy cúm gia cầm H5N1 đã làm hơn 360 người trên thế giới tử vong kể từ năm 2003 tính đến giữa tháng Ba năm nay.
Hồi tháng Hai, Trung Quốc cũng xác nhận hai trường hợp tử vong vì cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Quý Châu, những ca đầu tiên trong năm nay.
Trung Quốc là một trong những nước có nguy cơ cao về dịch bệnh cúm gia cầm do có lượng gia cầm lớn nhất thế giới và nhiều gia cầm ở khu vực nông thôn được nuôi ở gần với con người./.
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh ở gia súc Thượng Hải đã cho xét nghiệm 34 mẫu phẩm lợn chết, nhưng không tìm thấy virus cúm gia cầm.
Trước đó, hàng chục nghìn con lợn chết được phát hiện trên sông Hoàng Phố, vốn cung cấp 1/5 nguồn nước cho Thượng Hải, làm dấy lên quan ngại về các vấn đề an toàn nguồn nước và môi trường.
Cuối tháng Ba vừa qua, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc xác nhận hai bệnh nhân nam, 87 tuổi và 27 tuổi, đã tử vong ở Thượng Hải hồi đầu tháng sau khi nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Ngoài ra, một phụ nữ 35 tuổi ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, gần Thượng Hải cũng đang ở tình trạng nguy kịch vì nhiễm cúm gia cầm H7N9, loại bệnh trước đây chưa từng lây sang người.
Hiện vẫn chưa rõ ba trường hợp trên bị nhiễm cúm gia cầm H7N9 qua đường nào nhưng có thể xác định không có tình trạng lây nhiễm lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc theo dõi và kiểm tra 88 người có quan hệ gần gũi với các bệnh nhân trên cũng không phát hiện thêm trường hợp nào nhiễm bệnh.
Cùng ngày 1/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc đã thông báo với WHO về ba trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Theo WHO, cho đến giờ chưa tìm được mối liên hệ giữa các ca bệnh trên cũng như chưa xuất hiện trường hợp lây nhiễm mới nào trong nhóm người có quan hệ gần gũi với các bệnh nhân.
WHO cho biết Chính phủ Trung Quốc đang tích cực điều tra, tìm hiểu nguyên nhân và cách thức lây nhiễm của bệnh cúm gia cầm H7N9 đồng thời đã tăng cường giám sát, đào tạo nhân viên y tế phục vụ cho việc phát hiện và điều trị.
Thống kê của WHO cho thấy cúm gia cầm H5N1 đã làm hơn 360 người trên thế giới tử vong kể từ năm 2003 tính đến giữa tháng Ba năm nay.
Hồi tháng Hai, Trung Quốc cũng xác nhận hai trường hợp tử vong vì cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Quý Châu, những ca đầu tiên trong năm nay.
Trung Quốc là một trong những nước có nguy cơ cao về dịch bệnh cúm gia cầm do có lượng gia cầm lớn nhất thế giới và nhiều gia cầm ở khu vực nông thôn được nuôi ở gần với con người./.