Theo tờ Mainichi ngày 12/12, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã thể hiện bước tiến bộ lớn về công nghệ tên lửa.
Theo tờ Mainichi ngày 12/12, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã thể hiện bước tiến bộ lớn về công nghệ tên lửa. |
Tên lửa đẩy lần này được cải tiến từ tên lửa Teapodong-2 mà Triều Tiên phóng hồi tháng 4/2009 với ba tầng nhiên liệu dài 30m có thể đạt tầm bắn 6.000km.
Sau khi tầng thứ nhất tách ra khỏi tên lửa đẩy, tên lửa này đã bay qua bầu trời cách vùng Đông Bắc Nhật Bản 400km và sau khi tách khỏi tầng thứ hai, tên lửa đã bay được 3.000km và tầng thứ hai rơi xuống Thái Bình Dương.
[Triều Tiên khẳng định vụ phóng rocket là một "đột phá"]
Năm 1981, Triều Tiên nhập tên lửa Sud B của Ai Cập với tầm bắn 300km. Bình Nhưỡng đã nghiên cứu và sản xuất hàng loạt tên lửa Scud C cải tiến tầm bắn 500km và đến thập niên 1990, nước này đã phát triển được tên lửa Nodong (hay Rodong) tầm bắn tối đa tới 1.300km, có thể vươn tới Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng “tên lửa Triều Tiên không thể đạt đến độ chính xác tới mức có thể định vị rõ địa điểm tấn công một cách cụ thể” nhưng nếu chúng mang theo không chỉ đầu đạn hạt nhân mà cả vũ khí sinh học hoặc hoá học thì thiệt hại là vô cùng lớn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản (MD) xác định được Nodong nhưng do đượcđặt trên các xe mang bệ phóng chuyên dụng với khoảng 300 chiếc, bố trí ở nhiều nơi, nên rất khó xác định vị trí phóng của tên lửa.
Hồi tháng 9/1998, Triều Tiên phóng Taepodong-1 với tầng 1 là Nodong và tầng 2 là Scud. Tên lửa này đã bay qua quần đảo Nhật Bản và rơi xuống vùng biển Sanriku,Đông Bắc Nhật Bản, cách địa điểm phóng khoảng 1.600km nhưng đến năm 2010, tầm bắn của tên lửa đã vươn xa hơn.
“Sách trắng quốc phòng 2010” của Hàn Quốc cho rằng từ năm 2007, Triều Tiên đã trang bị tên lửa Musudan tầm bắn 2.500-4.000km cải tiến từ tên lửa phóng từ tầu ngầm của Liên Xô. Với tầm bắn này, tên lửa của Bình Nhưỡng đã mở rộng tới căn cứGuam của Mỹ. Và một khi tầm bắn đạt tới 6.000km thì nó có thể vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Alaska./.
(Vietnam+)