Các thống kê sơ bộ sau vòng bỏ phiếu cuối cùng cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp, được tổ chức hôm 22-12 vừa qua, cho thấy đa số người dân Ai Cập nhất trí với bản dự thảo Hiến pháp này.
* Phó Tổng thống Mekki từ chức; nội các bác tin Thống đốc Ngân hàng trung ương từ chức
Các thống kê sơ bộ sau vòng bỏ phiếu cuối cùng cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp, được tổ chức hôm 22-12 vừa qua, cho thấy đa số người dân Ai Cập nhất trí với bản dự thảo Hiến pháp này.
Công tác kiểm phiếu đã gần hoàn tất. |
Theo tuyên bố được đăng tải trên trang web của tổ chức Anh em Hồi giáo tại Ai Cập, trong cuộc trưng cầu ý dân diễn ra trong hai vòng này, có 64% số cử tri Ai Cập ủng hộ dự thảo Hiến pháp. Nếu tính riêng trong vòng bỏ phiếu thứ hai, có tới 71,4% số cử tri nhất trí với bản dự thảo này.
Trong khi đó, Mặt trận Cứu quốc (NSF - đối lập) đã đưa ra hơn 10 bằng chứng để lưu ý về vi phạm được tiến hành trong vòng hai của cuộc trưng cầu dân ý. Trước đó, NSF cũng đệ đơn khiếu nại về một số hành vi bất thường ở vòng đầu tiên, nhưng Ủy ban bầu cử tối cao không chấp nhận.
Theo kế hoạch, Ủy ban bầu cử tối cao Ai Cập sẽ công bố kết quả chính thức cả hai vòng bỏ phiếu vào ngày 24-12 tới.
* Truyền hình Nhà nước Ai Cập đưa tin ngày 22-12, Phó Tổng thống Ai Cập Mahmud Mekki đã tuyên bố từ chức đúng ngày diễn ra vòng hai cuộc trưng cầu ý dân về một bản hiến pháp mới.
Trong một tuyên bố với báo giới, ông Mekki cho biết ông từ chức vì "công việc chính trị không phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp thẩm phán của mình". Ông cũng cho biết thêm rằng đã có ý định trình đơn từ chức từ ngày 7-11, nhưng phải hoãn lại cho đến nay vì một loạt sự kiện, trong đó có cuộc đụng độ giữa Israel với phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza và quyết định của Tổng thống Mohamed Morsi củng cố quyền lực hồi tháng trước.
* Cùng ngày, Nội các Ai Cập đã bác bỏ thông tin cho rằng Thống đốc Ngân hàng trung ương nước này, ông Faruq El-Okda, đã từ chức, chỉ vài giờ sau khi Truyền hình quốc gia Ai Cập đưa tin về quyết định từ chức của ông này. Hiện vẫn chưa có lời giải thích về việc đưa tin trái chiều này.
Tin đồn về việc ông Okda từ chức diễn ra trong bối cảnh kinh tế tại Ai Cập đang khủng hoảng, khi dự trữ ngoại tệ bị thu hẹp và đầu tư nước ngoài sụt giảm 2 năm sau khi bùng phát phong trào nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
(Theo BBC)