Thời gian qua, dư luận rất bức xúc với nhiều vụ trẻ em bị xâm hại tình dục tại một số địa phương, khiến lãnh đạo cấp cao phải chỉ đạo xử lý. Tại Đồng Nai, tình trạng trẻ gái bị xâm hại vẫn còn diễn ra, đặc biệt đối tượng xâm hại lại là người thân, người quen của bị hại.
Thời gian qua, dư luận rất bức xúc với nhiều vụ trẻ em bị xâm hại tình dục tại một số địa phương, khiến lãnh đạo cấp cao phải chỉ đạo xử lý. Tại Đồng Nai, tình trạng trẻ gái bị xâm hại vẫn còn diễn ra, đặc biệt đối tượng xâm hại lại là người thân, người quen của bị hại. Tuy nhiên, công tác điều tra, xử lý loại án này đang khiến cơ quan chức năng gặp khó.
Ảnh minh họa. Nguồn: Intenet |
* Những chuyện đau lòng
Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.596 vụ phạm pháp hình sự. Trong số đó, hiếp dâm trẻ em xảy ra 16 vụ (giảm 5 vụ so với năm 2015); giao cấu với trẻ em xảy ra 37 vụ (giảm 10 vụ so với năm 2015). |
Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên phạt bị cáo Trần Hoài Hận (42 tuổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) 15 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.
Theo kết quả điều tra, vào cuối năm 2015, Hận chung sống như vợ chồng với chị N.T.C. tại phường Tân Hiệp
(TP.Biên Hòa). Thời gian này, chị C. đã đưa cháu T. (SN 2004, con riêng của chị C. với người chồng trước) về sống chung nhà. Quá trình chung sống (từ cuối năm 2015 đến tháng 7-2016), Hận đã 3 lần khống chế cháu T. để quan hệ tình dục. Ngày 6-7-2016, Hận tiếp tục khống chế cháu T. để quan hệ, nhưng bị cháu phản ứng, sau đó gọi điện kể lại sự việc cho người thân nghe. Từ đơn tố cáo của người thân cháu T., Hận đã bị bắt để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em.
Vụ cháu H. (10 tuổi, ngụ thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu) bị người dượng tên Nguyễn Đức Sỹ (35 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Cửu) xâm hại cũng là câu chuyện đau lòng. Sỹ (em rể của anh P.N.S., cha cháu H.) thường xuyên đến nhà anh S. lấy hàng tạp hóa về bán. Chiều 28-3-2015, khi đến nhà anh S. lấy hàng, Sỹ thấy cháu H. đang ngồi học một mình bèn tìm cách ép cháu H. quan hệ tình dục. Sự việc sau đó được người nhà anh S. phát hiện và báo công an bắt giữ Sỹ.
Qua điều tra các vụ án xâm hại trẻ em, cơ quan công an xác định có nhiều vụ hiếp dâm trẻ em do đối tượng thực hiện sau khi đã sử dụng rượu, bia…; đối tượng là người quen; sau khi thực hiện hành vi các đối tượng thường đe dọa nên nạn nhân không dám khai báo. Đặc biệt, có nhiều vụ do thiếu sự quan tâm của gia đình nên các cháu bé bị xâm hại trong thời gian dài nhưng chậm phát hiện.
* Vướng mắc trong điều tra
Theo ông Nguyễn Phạm Hùng, Trưởng phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự về trật tự xã hội (Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh), trong việc điều tra các vụ án hiếp dâm, đặc biệt là hiếp dâm trẻ em, các điều tra viên, kiểm sát viên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội. Bởi, đây là loại án xảy ra thường không bắt quả tang, không có người làm chứng trực tiếp và rất khó thu giữ được chứng cứ vật chất. Một khó khăn khác mà cơ quan chức năng vấp phải là tình trạng “bắt tay” làm hòa để cho qua chuyện giữa gia đình bị hại và đối tượng gây án.
“Sau khi xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, giữa gia đình bị can và gia đình bị hại thường thương lượng bồi thường để giải quyết êm chuyện. Khi việc thương lượng không thành, phía bị hại mới làm đơn tố cáo đối tượng phạm tội với cơ quan chức năng. Đến lúc đó, cơ quan điều tra vào cuộc thì dấu vết của tội phạm không còn nữa; việc thu thập chứng cứ, dấu vết để phục vụ điều tra gặp rất nhiều khó khăn” - ông Nguyễn Phạm Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, do căn cứ để khởi tố, truy tố đối với bị can, bị cáo chỉ dựa chủ yếu vào lời khai bị can, lời khai bị hại và nhân chứng gián tiếp (nghe bị hại kể lại) nên cơ sở để buộc tội bị can rất khó khăn. Trong trường hợp vụ án đã được khởi tố điều tra, nếu bị can hoặc bị hại thay đổi lời khai thì vụ án có thể phải đình chỉ điều tra.
Một cán bộ điều tra Công an tỉnh cho biết một trong những vướng mắc trong quá trình thụ lý điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em mà cơ quan chức năng gặp phải là việc giám định độ tuổi của bị can hoặc bị hại. Cụ thể, khi vụ việc xảy ra, bị can hoặc bị hại khai trễ hạn (giảm độ tuổi) nhưng không có tài liệu để chứng minh; nếu căn cứ theo giấy khai sinh của cấp xã, phường cấp thì có thể có căn cứ để khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, để điều tra một vụ án hiếp dâm, cơ quan điều tra phải tiến hành trưng cầu giám định độ tuổi. Kết luận của cơ quan giám định phải áp dụng theo hướng có lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội và được phép sai số (cộng, trừ 6 tháng). Đến khi vụ việc được đưa lên cấp trung ương giám định lại thì cấp này không cho phép sai số 6 tháng như ở cấp tỉnh. Trong khi đó, Luật Giám định tư pháp không quy định kết luận giám định cấp trung ương có giá trị pháp lý cao hơn cấp tỉnh.
Một bất cập khác, khi sự việc phạm tội xảy ra, nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục mới khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì vụ việc có thể kéo dài, đối tượng có thể tìm cách để gây khó khăn trong quá trình điều tra.
Trần Danh